Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

"Loạn" chính sách quản lý kinh tế

Hai kịch bản dự báo cho 2013 cho thấy tăng trưởng của 2013 chỉ tương tự như 2012. Nền kinh tế vẫn tiếp tục đi ngang trong thế chờ đợi những điều chỉnh thực sự trong cấu trúc kinh tế.
Đây là nhận định được ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội tại buổi công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2013 do VEPR thực hiện sáng ngày 27-5-2013.
Cụ thể:
kịch bản thấp dự báo mức tăng trưởng đạt khoảng 5,04% trong khi kịch bản cao hơn cũng chỉ đạt mức 5,35%. 
Theo ông Thành, cả hai kịch bản này đều được tính theo phương pháp tính GDP mới, theo giá cố định 2010.

Lạm phát của cả năm 2013 được dự báo đạt mức tương đối ổn định, trong vùng dự kiến từ 4,95% - 6,64%.

Theo nhóm nghiên cứu, khác với mọi năm, dự báo 2013 của các cơ quan, tổ chức và của Chính phủ tương đối gần nhau.

“Điều này xuất phát từ thực tế kinh tế vĩ mô đã ổn định lại các chính sách tương đối rõ ràng, khuynh hướng của nền kinh tế đã bộc lộ tương đối so với 2 năm trước đây”, đại diện VEPR nói.

Các vấn đề ngắn hạn của 2013 - 2014, theo nhóm tác giả báo cáo, cần ưu tiên nghiên cứu giữa lựa chọn giữa chính sách phục hồi tăng trưởng, hồi sinh doanh nghiệp và các chính sách tiền tệ chặt chẽ để chuyển đổi ổn định vĩ mô.

Tuy nhiên dù có lựa chọn thế nào ổn định vĩ mô và VN đã đạt được, dù chỉ là hình thức, dù chưa thực sự căn bản, cũng là những tiền đề rất tốt các chính sách cải cách khác, ông Thành nói.

Cũng theo TS Nguyễn Đức Thành, hiện nay ngân hàng rất khó cho vay ra trong khi huy động vẫn tăng trưởng, dư thừa thanh khoản rất lớn. Như vậy sẽ có sức ép ngân hàng giảm lãi suất huy động, thậm chí giảm xuống mức âm thực, tức thấp hơn kỳ vọng về lạm phát.

Nhưng khi ngân hàng đi quá xa vào việc giảm lãi suất tiền VNĐ có thể gây mất cân đối trên thị trường tài sản khác như USD, vàng, chứng khoán, bất động sản... Đây là vấn đề cần quan tâm đối với nhà điều hành. Một điểm khác là diễn biến trên thị trường vàng, đặc biệt sau ngày 30.6 khi tất toán xong các trạng thái ngân hàng về vàng diễn biến thế nào cũng cần sự sát sao của giới chính sách.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, ông Thành cho biết ủng hộ những bước đi trong việc kiểm soát thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước hiện nay theo Nghị định 24 nhằm loại bỏ vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại, “điều chúng ta đã làm 20 năm qua với niềm tin rằng huy động vàng là một nguồn lực”. 
Về vấn đề siết tỷ giá, nhóm nghiên cứu cho rằng tỷ giá VN đã ổn định ở mức hình thức danh nghĩa hơn 2 năm. Nhóm tác giả khuyến nghị nên theo đuổi một chính sách tỷ giá dài hạn và nên điều chỉnh sao cho định hình lại tín hiệu giá nền kinh tế VN, trong ngắn hạn nên có điều chỉnh lại 2-3%.

Ông Thành nói:
Điều mà chúng tôi quan sát thấy hiện nay chính sách của Ngân hàng Nhà nước nói riêng và Chính phủ nói chung gặp phải cản trở từ công luận cũng như Quốc hội. 
Một mặt các chính sách mang tính kỹ trị rất nhiều trong khi những phản đối lại mang tính chất dân túy nhiều hơn vì thế mà nó phản đối tất cả những thay đổi nhìn có vẻ không tốt
TS Lê Đăng Doanh, một trong những người phản biện nghiên cứu này, lại không chia sẻ những dự báo “lạc quan” của TS Nguyễn Đức Thành mà thay vào đó ông Doanh khẳng định “tình hình 2013 sẽ còn khó khăn”.
“Bên cạnh những điểm cải thiện ngắn hạn tôi đồng ý nhưng nhưng vấn đề cơ bản, lâu dài thì thế nào? Cục nợ 1,334 triệu nghìn tỉ liệu sẽ biến đi đâu? Hệ thống ngân hàng thì như thế, nợ xấu thì như vậy. Công ty quản lý tài sản 500 tỉ liệu có giải quyết được cục nợ 500.000 tỉ hay không và trong bao lâu? Đặc biệt khi mà việc này liên quan đến nhiều cơ chế mua bán phức tạp? Đã có cơ chế phát hành trái phiếu đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước lúc đó sẽ mua lại trái phiếu đó để làm đẹp sổ sách. Nhưng sau 5 năm nếu các ngân hàng không bán được thì khoản đó lại nổi lên? Thủ thuật làm sạch sổ sách rất hấp dẫn nhưng chỉ trong ngắn hạn"
Ông Doanh cũng biểu lộ không đồng tình với quan điểm của ông Thành về vấn đề “kỹ trị” đối lập với “dân túy”. “Nên hết sức tránh chụp cho các thảo luận một cái mũ rộng vành to như thế”, ông Doanh nói.

Theo ông Doanh nên xem xét vấn đề một cách bình tĩnh. “Chính sách vàng hiện nay có nhiều tác dụng tốt, nhưng giá vàng chênh lệch như vậy có phải ưu điểm không? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý đứng ra trực tiếp đấu thầu có phải việc tốt hay không? Bây giờ Bộ Xây dựng vừa quản lý vừa đứng ra đấu thầu xi măng, sắt thép, Bộ Nông nghiệp đấu thầu các thứ khác liệu có ưu điểm không?”.

Theo TS Lê Đăng Doanh, những điều mà ông Nguyễn Đức Thành nêu ra rất có lý nhưng những điều khác về những việc đang có vấn đề mà những người khác nêu lên cũng không phải không phải không có lý. “Không nên nói tôi kỹ trị, còn anh nói thế là dân túy đấy”, ông Doanh nói.

Theo ông Doanh các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc, doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu, bất động sản vẫn còn móc nối, xen kẽ nhau không phải dễ giải quyết. Bên cạnh đó, vấn đề thể chế, vốn được xem là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, sẽ được cải cách như thế nào vẫn chưa rõ ràng.

Ông Doanh đặt câu hỏi:
Một thể chế vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa đặt ra luật lệ, vừa đấu thầu, giám sát thế này liệu có thể giải quyết vấn đề đó hay không ?
Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại (quotathuế quan) song mục đích chính của chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính sách kinh tế vĩ mô còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế.
Chính sách kinh tế vĩ mô được chủ nghĩa Keynes khuyến nghị sử dụng, tuy nhiên lại bị chủ nghĩa kinh tế tự do mới bài trừ.

Chính sách tài chính

Xem bài chính về Chính sách tài chính.
Chính sách tài chính là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang ở pha suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt.

Chính sách tiền tệ 

Xem bài chính về Chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái. Khi cần kích thích kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ làm tăng lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ thế này gọi là nới lỏng tiền tệ. Ngược lại, khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ làm giảm lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ khi đó gọi là thắt chặt tiền tệ.

Chính sách tùy ý và chính sách có quy tắc 

Chính sách tùy ý cho phép các nhà lập chính sách phản ứng nhanh chóng với những tình huống xảy ra. Tuy nhiên, chính sách tùy ý dễ dẫn tới hiện tượng không nhất quán theo thời gian. Chẳng hạn, chính phủ có thể đã tuyên bố sẽ nâng lãi suất không hạn chế để kiềm chế lạm phát, nhưng sau đó lại không làm như vậy. Những hành động như thế sẽ khiến các cá nhân mất lòng tin vào chính phủ. Điều này có thể dẫn tới chính sách của chính phủ sẽ mất dần hiệu lực.
Chính sách có quy tắc sẽ giúp thu được lòng tin do nó minh bạch hơn và dễ dự đoán hơn. Vấn đề là khó có thể tính toán chính xác khi xây dựng các quy tắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung