Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Lãi suất tiền gửi tháng 7-2013

BẢNG LÃI SUẤT TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB)
Áp dụng từ ngày 01/07/2013

KỲ HẠN
LÃI SUẤT ĐẦU KỲ
(%/năm)
LÃI TRẢ HÀNG THÁNG (%/năm)
LÃI TRẢ CUỐI KỲ
(%/năm)
1 tháng


7.00
2 tháng


7.00
3 tháng


7.00
4 tháng


7.00
5 tháng


7.00
6 tháng
6.20
6.50
7.25
7 tháng
6.30
6.52
7.30
8 tháng
6.70
6.90
7.40
9 tháng
6.95
7.00
7.50
10 tháng
6.98
7.10
7.50
11 tháng
7.10
7.30
8.00
12 tháng
8.30
8.90
9.50
13 tháng -18 tháng


9.00
TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN RÚT GỐC LINH HOẠT, CHỈ TÍNH PHẦN KHÔNG KỲ HẠN TRÊN SỐ TIỀN RÚT, PHẦN CÒN LÃI VẪN GIỮ NGUYÊN LÃI SUẤT ĐANG GỬI
1 tháng – 12 tháng
7.00
Gửi Ngoại tệ USD
1 tháng – 12 tháng
-         Cá nhân 1.2%/năm
-         Tổ chức kinh tế: 0.25%/năm
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, chiều 27-6-2013.
Trong ngày 28-6-2013, một loạt lãi suất huy động, lãi suất cho vay VND và USD có thể sẽ được điều chỉnh giảm, trong đó đáng chú ý là trần lãi suất huy động sẽ được giảm thêm 0,5%
Theo ông Tiến, ngoài kế hoạch đưa trần lãi suất huy động về 7%, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ dỡ bỏ trần lãi suất huy động trên 6 tháng. Ngoài ra, cơ quan này cũng dự kiến sẽ giảm lãi suất huy động USD vì  khả năng kiểm soát lạm phát và dư địa sử dụng công cụ lãi suất đang có những tín hiệu khả quan.

“Trong thời gian tới hoặc ngay ngày mai, lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên sẽ giảm từ 10% xuống 9%/năm năm. Còn lãi suất huy động có thể sẽ có điều chỉnh nhất định, dưới một năm là 7,5%, có thể giảm về 7% ", Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh người dân có xu hướng dịch chuyển tiết kiệm từ nội tệ sang USD, Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc điều chỉnh một bước tiền gửi ngoại tệ, lãi suất tiền gửi dân cư từ 2% có thể giảm xuống mức thấp hơn, tiền gửi tổ chức kinh tế cũng có thể giảm.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, mức lãi suất này gần như là giới hạn điều chỉnh cuối cùng, vì lạm phát khoảng 7% trong khi lãi suất đã giảm về 7%. Trong trường hợp giảm nữa hay không phải phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát lạm phát.

“Giảm mạnh lãi suất cho vay khiến thu nhập của tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể, nhiều đơn vị không còn lãi. Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra nếu chưa thực hiện dự phòng chỉ còn 3%, trong khi đã thực hiện dự phòng chỉ 1,93%”, theo Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho hay.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, đối với doanh nghiệp có hiệu quả, thì tín dụng cần phải đổ vào đó. Do vậy, dư nợ tín dụng khả năng vẫn đạt đợc 12%, và có thể cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung