Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

500 tỷ đồng của IFM trong SCB

Ngày 21-3-2013, Ông Trịnh Quốc Bình, Phó tổng giám đốc IFM cho biết: “làm to” chuyện này có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với thanh khoản của SCB, khiến việc đòi tiền của IFM càng khó khăn hơn, nhưng sự việc kéo quá dài khiến Công ty buộc phải lựa chọn phương án công bố với báo giới.
26-3-2012 — Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng hợp nhất tự nguyện bởi 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Đây là 3 ngân hàng đầu tiên được phép hợp nhất kể từ khi NHNN công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng.
BIDV là ngân hàng được giao nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại ba ngân hàng sát nhập nhằm hỗ trợ các ngân hàng này về nhân lực, giải pháp để hợp nhất. Với tư cách cổ đông nhà nước, BIDV cử khoảng 22 cán bộ nắm nhiều vị trí quan trọng của SCB hợp nhất như Phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, ban kiểm soát và các ban chuyên môn khác… (DDKTVN, 8-1-2012). BIDV phải đảm bảo để ngân hàng sau sáp nhập không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp (VOVTPHCM, 6-12-2011).
Ngày 1-1-2012, SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Hiện SCB nằm trong nhóm 5 NHCP lớn nhất Việt Nam. Vốn điều lê 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản gần154.000 tỷ đồng (SCB). Năm 2012,  ngân hàng có mức dư nợ tín dụng đạt 88.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế xấp xỷ 82 tỷ đồng. 2T.2013, huy động vốn của SCB tăng tiếp 7% so với cuối năm 2012 (TTVN, 23-3-2013).
SCB mới đi vào hoạt động được khoảng hơn một năm, nhưng thời gian gần đây đang lùm xùm vụ việc SCB không hoàn trả được hơn 500 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hapaco (IFM).

Cụ thể như sau:

Theo công văn của IFM gửi báo Đầu tư chứng khoán: T8.2011, IFM đã gửi tiết kiệm tổng cộng khoảng 700 tỷ đồng tại các chi nhánh của Ngân hàng Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất. T12.2011, hai ngân hàng này cùng với Ngân hàng Sài Gòn hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Các khoản tiền gửi đó đều có kỳ hạn 6 tháng, đáo hạn vào T2.2012. Tuy nhiên, đến hết ngày 4-3-2013, SCB mới chỉ trả một phần tiền là 213,5 tỷ đồng, số dư nợ còn lại là 550,9 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2-5-2012 đến 4-3-2013, phía SCB dừng toàn bộ việc trả nợ cho IFM, mà không có lý do chính đáng, dù IFM đã nhiều lần liên hệ NH yêu cầu trả tiền.
Khoản tiền gửi có kỳ hạn của IFM được gửi trên thị trường 1 (được định nghĩa là thị trường tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế), là thị trường mà các ngân hàng buộc phải ưu tiên trả tiền đầu tiên khi gặp sự cố về thanh khoản.
Như vậy, có dấu hiệu khả năng thanh khoản của SCB đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Phía SCB: nguyên nhân của việc chậm trả tiền cho IFM là do hai bên chưa thống nhất với nhau về mức lãi suất.

IFM đã đòi mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất Nhà nước quy định.
Khoản tiền gửi tiết kiệm của IFM được SCB xử lý như tiền gửi liên ngân hàng.
SCB cũng đang xử lý tồn đọng của một số khoản tiền gửi khác, tương tự trường hợp của IFM.

Phía NHNN: IFM đã gửi văn bản tới NHNN nhưng chưa có văn bản trả lời.

Phó TGĐ của SCB ông La Hữu Nghĩa cho biết,
SCB đã trình NHNN về món tiền gửi này.
NHNN có ý kiến xử lý theo hướng các món tiền gửi (của IFM) như tiền gửi liên ngân hàng và đã có một số văn bản chỉ đạo tiếp tục làm việc và thương lượng mức lãi suất theo mức quy định của Nhà nước.

IFM cho rằng:
Việc phân loại món tiền của IFM dưới dạng tiền gửi trên liên ngân hàng là không có cơ sở, bởi IFM trước hết không phải là tổ chức tín dụng, không hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và không chịu quản lý của NHNN.
Vì vậy, công ty IFM đang cân nhắc phương án khởi kiện SCB ra tòa để đòi nợ, không ngoại trừ việc cùng với một vài chủ nợ khác nộp đơn yêu cầu phá sản Ngân hàng do không còn khả năng trả nợ (Gafin, 21-3-2013)
Ngân Hàng Nhà Nước vừa ban hành Thông tư 07/2013/TT-NHNN (gọi tắt là Thông tư 07) quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD có hiệu lực thi hành từ ngày 27-4-2013.
Theo đó, NHNN cho TCTD bị kiểm soát đặc biệt phá sản nếu không phục hồi được khả năng thanh toán (TTVN, 14-3-2013).
Đây là lần đầu tiên NHNN đưa thêm cụm từ “phá sản” vào thông tư ban hành.
Ngày 22-4-2013, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho SCB giahạn các khoản vay tái cấp vốn với thời hạn tối đa là 24 tháng, không tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ.

SCB cũng cho biết:
Trong năm 2012, thực hiện chủ trương mua vàng vật chất để giảm bớt trạng thái âm nguồn vàng, giúp giảm thiểu rủi ro từ biến động giá vàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, trên cơ sở cân đối nguồn, ngân hàng đã mua tổng cộng gần 64.000 lượng vàng để giảm trạng thái âm nguồn.
Tại thời điểm cuối năm 2012, tổng trạng thái âm nguồn vàng của SCB là 247.031 lượng (tương đương khoảng 9,5 tấn).
Hồi cuối tháng 10 -2012, một thống kê của NHNN cho thấy:
Các TCTD đã mua ròng từ dân cư khoảng 60 tấn vàng trong vòng 6 tháng và tại thời điểm đó còn thiếu khoảng 20 tấn nữa mới đủ tất toán trạng thái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung