Tùy thuộc vào tình hình thực tế về sản phẩm và thị trường mà Doanh Nghiệp lựa chọn "chiến lược phân phối" theo các mô hình sau:
Chiến lược phân phối độc quyền: hạn chế số lượng người mua ở trung gian, nhằm dễ dàng quản lý, bảo vệ hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, tránh sự mất mác thông tin.
Phân phối chọn lọc: chọn lọc rõ ràng những trung gian có khả năng phân phối tốt nhất cho doanh nghiệp.
Phân phối đại trà: phát triển số lượng trung gian phân phối càng nhiều càng tốt.
Chiến lược về điều kiện và trách nhiệm phân phối của các thành viên trong kênh.Trong quá trình phân phối, nguyên nhân làm cho các sản phẩm của các Doanh Nghiệp Việt "chết yểu" hoặc "không thể tồn tại" khi thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho sản phẩm đó là để xảy ra "mâu thuẫn kênh phân phối".
Mâu thuẫn sẽ nảy sinh khi trong hệ thống kênh, các thành viên không thể thỏa thuận hoặc lợi ích của nhau bị chèn ép.Các mâu thuẫn thường thấy trong kênh phân phối.
Mâu thuẫn về vị trí, vai trò trong kênh không hợp lý.
Mâu thuẫn về nguồn lực không phân bổ đều.
Mâu thuẫn sảy ra khi thiếu thốn về nhận thức thông tin lẫn nhau.
Mâu thuẫn do đối phương không thực hiện theo mong muốn.
Mâu thuẫn do phạm vi ra quyết định khác nhau.
Mâu thuẫn do không cùng mục đích hoạt động chung.
Mâu thuẫn do thông tin cung cấp sai lệch hoặc dấu giếm thông tin.Mâu thuẫn chiều dọc tồn tại khi có mâu thuẫn giữa các cấp khác nhau trong kênh phân phối. Ví dụ:
General Motors đã có thời kỳ mâu thuẫn với các đại lý của mình khi cố gắng thực hiện chính sách áp đặt về dịch vụ, định giá và quảng cáo theo ý mình.
Coca -Cola cũng có mâu thuẫn với những người đóng chai sản phẩm của mình khi họ thỏa thuận đống chai cho cả sản phẩm của Dr. Pepper.Mâu thuẫn chiều ngang là những mâu thuẫn là nẩy sinh giữa các thành viên cùng một cấp của kênh phân phối. Ví dụ:
Một số đại lý độc quyền của Pizza Inn đã than phiền về đại lý độc quyền khác của Pizza Inn đã không theo đúng công thức pha chế, đảm bảo dịch vụ tồi và làm tổn hại đến hình ảnh chung của Pizza Inn.
Hay Benetton đã bị kiện về việc cấp đặc quyền cho quá nhiều cửa hàng gần nhau làm giảm lợi nhuận của họ. Trong những trường hợp như thế này người phụ trách kênh phân phối phải xây dựng những chính sách rõ ràng có tính khả thi và áp dụng ngay những biện pháp khẩn cấp để kiểm soát và giải quyết mâu thuẫn.Mâu thuẫn đa kênh thường xẩy ra khi người sản xuất thiết lập hai hay nhiều kênh cạnh tranh với nhau trong việc bán hàng trên cùng một thị trường. Ví dụ:
Khi Zenith chấp thuận việc bán máy thu hình của mình qua các của hàng tổng hợp đã làm cho các cửa hàng bán thiết bị thu thanh và thu hình độc lập nổi điên lên.
Hay khi Levi Strauss đồng ý phân phối áo quần jeans của mình thông qua hệ thống siêu thị Sears và Penny ngoài kênh cửa hàng chuyên doanh bình thường của mình, đã làm cho các cửa hàng chuyên doanh đó tức giận.
Mâu thuẫn đa kênh có thể trở nên gay gắt hơn khi các thành viên của kênh phân phối hoặc là hưởng giá thấp hơn do mua số lượng lớn, hoặc là sẵn sàng bán với giá đạt mức lợi nhuận thấp hơn.Khi xảy ra "mâu thuẩn kênh phân phối" thì Doanh Nghiệp cũng được xem như là đang bị "bệnh nặng" cần phải dùng đúng thuốc & đúng liều để "chạy chữa".
Các Doanh Nghiệp Việt khá là yếu kém khi phải đối diện với vấn đề này vì "sức đề kháng" nội tại của các Doanh Nghiệp Việt thường rất là yếu kém mà biểu hiện là họ buộc phải sử dụng những người trong gia đình ở những vị trí quan trọng trong khi những người này năng lực thường rất kém cỏi và hay trở thành gánh nặng cho Doanh Nghiệp một khi muốn phát triển.Hậu quả của "mâu thuân kênh phân phối":
Sản phẩm sẽ chết yểu làm cho Doanh Nghiệp sẽ không thể tồn tại hoặc nếu có tồn tại thì chỉ tồn tại theo dạng "sống lay lất" và Doanh Nghiệp sẽ phá sản nếu không xử lý kịp thời "mâu thuẩn kênh phân phối".Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn "kênh phân phối":
Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ "sự tham lam" của Doanh Nghiệp phân phối.Giải pháp "kênh phân phối":
Các doanh nghiệp trong "kênh phân phối" hoàn toàn có thể chia sẽ lợi ích cùng nhau để cùng phát triển.
Sữa dê Ever Grow do bên MilknMore (Mr Hoàng) nhập về Việt Nam phân phối.
Trả lờiXóaNhưng vốn bỏ ra để nhập khẩu từ nhà máy bên New Zealand lại do bên Hapro bỏ ra từ năm 2012.
Sản phẩm sữa Ever Grow lại được chính MilknMore phân phối qua 1 số đại lý ở các tỉnh từ năm 2009 và các đại lý này đã làm rất tốt việc khai phá thị trường sữa dê Ever Grow cho đến ngày nay.
Mâu thuẫn kênh phân phối sản phẩm Ever Grow xảy ra giữa Hapro và các đại lý của MilknMore khi Hapro muốn thâu tóm thị trường cho riêng mình.
Hapro đã :
+ giảm chiết khấu của đại lý
+ tự đưa chương trình khuyến mãi có giá trị vượt mức chiết khấu cho đại lý
+ thông qua MilknMore yêu cầu đại lý phải cung cấp thông tin những khách hàng của đại lý
....
Trong khi đó, giá bán lẻ từng hộp sữa Ever Grow lại tăng lên. (450,000 VND/hộp 485 gram => 360,000 VND/hộp 300 gram)
Như vậy, khách hàng và đại lý đều bị thiệt hại.
Mâu thuẫn kênh phân phối sữa Everow đã làm cho dòng sản phẩm này bị ứ đọng lại và sức bán giảm sút. Hậu quả kép đã làm cho cả đại lý & Hapro đều bị thiệt hại.
Đây là 1 bài học khá là đắt giá cho những Doanh Nghiệp Việt vốn hám lợi nhỏ đã tự gây thiệt hại cho chính dòng sản phẩm mà mình đang phân phối.
Xảy ra "mâu thuẫn kênh phân phối" thì thằng nhỏ chết ít, thằng lớn chết nặng.
Trả lờiXóaThằng bỏ vốn nhiều thì tầm nhìn cũng phải xa hơn thằng bỏ vốn ít.
Nói chung là ngu thì lấy tiền vốn của mình ra mà đốt ... hi hi
trong vụ sữa dê Ever Grow này, thằng Hapro là thằng ngu nhất.
Trả lờiXóaGiả sử Hapro nó thâu tóm được thị trường đi chăng nữa thì MilknMore vẫn là thằng giữ hợp đồng phân phối độc quyền từ Nhà máy ở New Zealand. Nghĩa là Hapro vẫn phải chịu sự quản lý của MilknMore.
Trong thị trường sữa thì Ever Grow có phân khúc thị trường khá hẹp như vậy, sức tiêu thụ không thể so sánh với các hãng sữa khác và lợi nhuận cũng sẽ không thể so sánh với các hãng sữa khác. Hapro muốn tự ôm hết thị trường cũng đồng nghĩa phải ôm hết rủi ro vào mình thì chỉ cần thị trường sữa gặp thêm 1 vài sự kiện lớn tương tự sữa đểu Danlait, GMB, hay sữa nhiễm khuẩn Fonterra ... là Hapro chỉ còn cách "phá sản" ...
nói chung là, sản phẩm nào có liên quan đến MilknMore thì phải thận trọng, đừng nên đưa tiền trước cho cái bọn làm ăn theo kiểu chụp giựt này
Trả lờiXóa