Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Trẻ từ 3 - 6 tuổi

Dinh dưỡng dành cho trẻ từ 3-6 tuổi

Ở nhóm tuổi này, sự phát triển về cá tính khiến trẻ bớt cáu giận, bướng bỉnh và trở nên dễ bảo hơn. Trẻ ở lứa tuổi này thường cố gắng làm vui lòng cha mẹ cũng như muốn tự làm mọi thứ và sẵn sàng học hỏi từ cha mẹ. Tâm lý cho-và-nhận này mang đến cho cha mẹ cơ hội dạy trẻ các thức ăn có lợi cho sức khỏe theo những cách thức thú vị và mới mẻ.

Dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của trẻ

Trẻ từ 3 tới 6 tuổi đã có nhận thức về lựa chọn thức ăn và biết rõ những gì chúng thích hơn. Trẻ ở tuổi này thường thích ăn theo nhóm và thích tham gia các hoạt động tập thể. Để đảm bảo đủ dưỡng chất cho trẻ, hãy cho trẻ ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe và đúng giờ. Nên thêm sữa và các sản phẩm làm từ sữa vào giữa các bữa ăn để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho sự phát triển hệ xương của trẻ.

Hạn chế cho trẻ uống nước ép trái cây và những thức uống có đường. Hãy cho trẻ ăn các loại trái cây tươi và ngũ cốc trong các bữa ăn phụ. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt do đồ ngọt có năng lượng cao nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Bên cạnh chế ăn uống hợp lý, khuyến khích trẻ vui chơi thỏa thích để duy trì sức khỏe tốt, cân nặng theo tiêu chuẩn và chuẩn bị sức khỏe cho giai đoạn tiếp theo – giai đoạn đi học.
Chia sẻ kinh nghiệm cho trẻ về bữa ăn

Trẻ lứa tuổi này sẵn sàng nếm thử những món ăn mới – nhất là khi có cha mẹ cùng ăn chung. Do đó hãy cho trẻ thử nhiều loại thức ăn khác nhau cho dù đôi khi trẻ từ chối ăn một số món vì không hợp khẩu vị.

Cha mẹ thường muốn trẻ ăn nhiều vào bữa tối. Tuy nhiên, cần biết rằng việc bỏ một bữa ăn không hề gây hại tới sức khỏe của trẻ. Khi trẻ không muốn ăn một bữa chính hoặc phụ trong ngày nhưng lúc khác lại đòi ăn, hãy vui vẻ nói với trẻ rằng bữa ăn chính hoặc phụ tiếp theo sẽ có vào đúng giờ như mọi ngày. Như vậy trẻ sẽ không bị đói trong khoảng thời gian ngắn và sẽ biết học cách tuân thủ giờ ăn hàng ngày.

Ở lứa tuổi này, cha mẹ nên dạy cho trẻ cách tự ăn và học cách nói “cho con xin” và “cảm ơn” khi đòi ăn. Trẻ lứa tuổi này cũng thích tham gia giúp đỡ cha mẹ việc bếp núc và dọn bàn ăn.

Chuẩn bị thức ăn cho trẻ

·         Loại bỏ các nhóm thực phẩm có năng lượng nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp (bánh quy, kẹo, khoai tây chiên và nước ngọt), thay bằng những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.
·         Luôn để sẵn rau và trái cây tươi
·         Để sẵn trái cây và nước ép trái cây và rau quả tươi 100% chứ không nên để những thức uống giải khát hoặc nước trái cây đóng hộp có hàm lượng dinh dưỡng thấp
·         Chuẩn bị sẵn các bữa phụ giàu dinh dưỡng phòng khi trẻ đói hoặc khi bạn  bận rộn 
·         Chuẩn bị sẵn trái cây, sữa chua và bánh pút-đing 
·         Tránh dùng món tráng miệng để khích lệ trẻ ăn

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh

·         Dạy cho trẻ hiểu rằng dinh dưỡng và ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe
·         Khuyến khích trẻ ăn những thức ăn mới, lạ
·         Kiểm soát cân nặng trẻ bằng cách cho trẻ chơi thể thao và tập thể dục thay vì ít vận động như việc nằm nhà xem ti vi
·         Đưa ra những hình mẫu nổi tiếng để khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh
·         Để trẻ giúp chọn thực phẩm và chuẩn bị thức ăn (chẳng hạn như tách rau diếp) hoặc dọn bàn ăn
·         Lên lịch cho các bữa ăn  hàng ngày và tuân thủ đúng giờ
·         Cha mẹ cần trở thành hình mẫu tốt nhất cho trẻ 
·         Ngồi ăn cùng trẻ vì trẻ sẽ ăn tốt hơn khi có người lớn ngồi kèm
·         Kiên nhẫn với những trẻ ăn chậm và không nên cho trẻ xem ti vi, chơi đồ chơi hoặc các hoạt động khác gây xao nhãng trong khi trẻ ăn

Những trẻ biếng ăn, kén ăn

Từ 3 tới 6 tuổi, một số trẻ có thể trở nên hơi cầu kỳ trong ăn uống và lâu dần sẽ thành những trẻ “kén ăn”. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Việc ăn các đồ ăn vặt có chứa hàm lượng chất béo và năng lượng cao nhưng ít dưỡng chất là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng biếng ăn này. Do đó, cha mẹ nên có những giải pháp xử lý phù hợp để phòng tránh
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung