Nên tạo thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe
Trẻ từ 1
tới 3 tuổi đang có sự thay đổi về các thức ăn và thói quen ăn uống. Ở lứa tuổi
này, trẻ bắt đầu làm quen các món ăn của người lớn. Sở thích ăn uống được hình
thành từ sớm, do đó các bậc cha mẹ nên giúp trẻ tập ăn các thức ăn có lợi cho
sức khỏe.
Để kích
thích sự thích thú của trẻ khi ăn uống, ba mẹ nên trình bày các món ăn có màu
sắc hấp dẫn, đa dạng về thành phần và mùi vị. Trẻ ở độ tuổi này không thể ăn
nhiều (do dạ dày còn nhỏ), cho nên cần phải cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm
lượng dinh dưỡng cao nhằm hỗ trợ tăng trưởng tốt nhất. Hạn chế cho trẻ uống
nước ép trái cây, nước ngọt và những thức ăn không có năng lượng.
Khi trẻ biếng ăn
Ba mẹ nên
biết là hoàn toàn bình thường khi một trẻ đang “dễ ăn uống” bỗng trở nên khó
chịu hay bướng bỉnh, thậm chí từ chối bất cứ thức ăn nào mà ba mẹ đưa cho hoặc
chỉ đòi ăn một loại thức ăn trong mọi bữa ăn.
Một số
bậc cha mẹ ngạc nhiên và băn khoăn khi trẻ:
·
Không chịu ăn
·
Nghịch thức ăn
·
Ăn ít hơn thường lệ
·
Không thích và không chịu ăn rau, trái cây, thịt hoặc sữa
·
Kêu ca khi phải nhai
·
Đòi ăn một loại thức ăn cho mọi bữa ăn
·
Thích ăn các món ăn vặt
·
Cáu giận khi phải ăn uống
·
Bày bừa ra bàn ăn
Tất cả
những hành vi này của trẻ là hoàn toàn bình thường và cha mẹ nên kiên nhẫn.
Khi
những trận chiến ăn uống kiểu này xuất hiện, cha mẹ nên tôn trọng mong muốn của
trẻ nhưng vẫn đảm bảo trẻ được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.
Lưu ý cha
mẹ chính là người quyết định trẻ sẽ ăn món gì và khi nào.
Còn trẻ con sẽ chọn
ăn món gì, ăn bao nhiêu và khi nào sẽ ăn.
Một chế độ ăn tốt đối với trẻ là ngày
ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ.
Những trẻ hay ăn vặt dần dần sẽ mất cảm giác
ngon với bữa ăn chính.
Ngoài ra, việc uống quá nhiều nước ép trái cây hoặc sữa
giữa các bữa ăn chính có thể khiến trẻ biếng ăn.
Lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe
Bí quyết cho trẻ 1-3 tuổi ăn
·
Cho trẻ ăn cùng món ăn trong cùng bữa với cả gia đình
·
Sắp xếp lịch ăn đều đặn cho trẻ: 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ
·
Cho trẻ ăn các món ăn tươi và đa dạng (có trong nhóm thực phẩm
chính)
·
Cho trẻ ăn những món ăn đa dạng về hương vị, màu sắc và thành
phần chế biến
·
Cho phép trẻ tự phản ứng theo những dấu hiệu cơ thể khi đói hoặc
khi no – không nên ép ăn
·
Cho trẻ ăn mỗi lần từng ít một các thực phẩm giàu dinh dưỡng,
không ăn các thức ăn năng lượng cao nhưng ít dưỡng chất
·
Tạo cảm giác vui vẻ trong khi ăn và tránh những thực phẩm có thể
gây nghẹn như nho, bánh mì kẹp xúc xích, bỏng ngô, quả hạch, cà rốt sống và kẹo
cứng
·
Không nên cho trẻ uống nước ép trái cây hoặc các thức uống có
đường
·
Không nên uống trực tiếp từ chai, lọ mà nên đổ thức uống ra ly,
thìa hay bát
·
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất
·
Theo dõi quá trình phát triển của trẻ
·
Bạn cần noi gương cho trẻ bằng cách tuân theo chế độ ăn
uống có lợi cho sức khỏe
Giúp trẻ phát triển tốt
Sau năm
đầu tiên, tốc độ phát triển của trẻ chậm lại và sự thèm ăn có thể giảm xuống.
Từ 15 tới 18 tháng tuổi, trẻ tự khám phá thức ăn bằng tay trước khi sử dụng các
đồ dùng ăn uống. Vì vậy hãy giúp trẻ thực hành những kỹ năng này trước khi để
trẻ tự khám phá. Hãy cho trẻ ăn 1 tới 2 bữa phụ cùng 3 hoặc 4 bữa ăn chính/ngày
với các món ăn được chế biến từ những nhóm thực phẩm chính: ngũ cốc, trái cây,
rau, sữa, thịt và đậu cùng dầu ăn.
Sữa rất cần cho sự phát triển của trẻ
Sữa rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ từ 1 tới 3 tuổi do sữacung cấp canxi và vitamin D giúp hệ xương chắc khỏe.
Từ 1 tới 2 tuổi, trẻ cóthể uống sữa nguyên kem chứa các chất béo cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thểvà phát triển não bộ.
Sau 2 tuối, nên bổ sung thêm sữa và các sản phẩm chế biếntừ sữa thêm vào giữa các bữa ăn để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết cho sự pháttriển xương và răng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung