Tôi lạnh da gà khi nghe một đồng nghiệp báo một vụ tai nạn trênQuốc lộ 1A ngang qua tỉnh Long An làm 6 người chết và nhiều người được đưa đi Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Đầu đang còn xoay mòng mòng thì tin tai nạn ở xã Sông Phan, huyện Hàm Tân – Bình Thuận làm 7 người chết khiến tôi muốn nín thở.
Đầu đang còn xoay mòng mòng thì tin tai nạn ở xã Sông Phan, huyện Hàm Tân – Bình Thuận làm 7 người chết khiến tôi muốn nín thở.
Khi treo status: “Trời ơi, 2 vụ tai nạn làm chết 13 người” thì một người bạn nhắn tin bảo: “Sai rồi, còn một vụ xe đưa tang lao xuống ruộng một người chết và nhiều người bị thương nữa, vụ tai nạn ở Sóc Trăng”.Lúc này, tôi thật sự lo sợ vì không biết lúc nào sinh mạng của mình có thể bị tước đoạt trong tích tắc vì tai nạn giao thông.
Chưa một đất nước nào trên thế giới mà người ta chết vì tai nạn giao thông bởi những lý do… lãng nhách như ở Việt Nam.
Cách đây 2 tuần, tại Quảng Ngãi, một người đàn ông đã bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông khi đang ngủ trong chính ngôi nhà của mình. Nguyên nhân được xác định là do tài xế xe khách ngủ gật tông thẳng vào nhà dân.
Mới đây, dư luận lại xôn xao một thiếu gia của nhà nào đó lái ô tô sặc mùi rượu bia đã tông chết anh Ngô Quang Thọ, nhân viên Công ty Dịch vụ Công ích quận 1 – TPHCM, trong lúc anh đang làm nhiệm vụ.
Đau xót hơn, một người cha nuôi đã phải dằn vặt, cắn rứt lương tâm mình khi chở con nuôi 3 tuổi đi chơi, xe máy bị trượt đường đang thi công, cháu bé rơi xuống và bị xe cán chết trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8 – TPHCM mới cách đây 2 ngày…
Người ta có thể chết khi đang dừng đèn đỏ, khi đang lưu thông đúng phần đường của mình, khi đang ngủ ngon giấc trên những chiếc xe giường nằm “chất lượng cao”, thậm chí khi đang đi bộ hay đứng hóng mát trước hiên nhà mình!
Và còn rất nhiều, rất nhiều cái chết thương tâm do những nguyên nhân không thể tin được như vậy!Nhiều chuyên đề, hội thảo, hội họp đã mổ xẻ những nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, những người có trách nhiệm hùa nhau đổ lỗi do say rượu, ngủ gật khi lái xe, do không chú ý quan sát, do lỗi kỹ thuật và muôn ngàn lý do khác mà người ta có thể gán ghép.
Những vụ tai nạn giao thông do chủ quan của người tham gia giao thông nhưng cũng có vô vàn tai nạn do khách quan.
Chính xác hơn là do “khuyết tật” của hạ tầng giao thông và cung cách quản lý giao thông “không giống ai” ở Việt Nam.Và dư luận nhiều lần đặt câu hỏi cho những người có trách nhiệm cao nhất của ngành Giao thông – Vận tải nước nhà:
Bao giờ các vị từ chức vì đã không làm tròn chức trách?
Thiên Dương (quận Bình Thạnh – TPHCM)
Tai Nạn Giao Thông là nỗi đau mà không ai mong muốn xảy ra, là sự yếu kém của cơ quan chức năng.
Thực ra, Tai Nạn Giao Thông không khó để quản lý đến mức các Cơ quan chức năng (Bộ Công An, Bộ Giao Thông Vận Tải) phải bế tắc trong suốt thời gian dài vừa qua.Về chính sách
- Tất cả những vi phạm của người điều khiển giao thông phải liên quan đến Gây Tai Nạn Giao Thông.
Ví dụ:
chạy vượt tốc độ gây tai nạn giao thông, không đội mũ bảo hiểm gây tai nạn giao thông, không sử dụng kiếng chiếu hậu gây tai nạn giao thông, chở vượt số lượng người trên xe gây tai nạn giao thông, không sử dụng xe chính chủ gây tai nạn giao thông …
- Hình phạt dành cho người gây tai nạn giao thật nặng và dễ dàng chuyển từ trách nhiệm Dân Sự sang Hình Sự
Về hành vi xử lý của Cơ quan chức năng
- Tất cả những gì mà cơ quan chức năng xử lý tại hiện trường là lập biên bản hiện trường và chuyển người vi pham cùng phương tiện về Cơ quan địa phương xảy ra Tai Nạn.
Lưu ý:
- Các cơ quan chức năng không được tùy tiện giữ phương tiện giao thông của người dân
- Những trách nhiệm Dân Sự không phải là cơ sở để Cơ Quan chức năng xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông.Như vậy:
Để giảm tai nạn giao thông thì chính Bộ Công An - đơn vị quản lý Cảnh sát giao thông, 113, công an khu vực ... mới chính là lực lượng quyết định có giảm được tai nạn giao thông hay không thông qua hành vi - quan điểm làm việc trên đường giao thông !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung