Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Có nên khai tử lực lượng CSGT?

Theo Nghị định 26 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Xây dựng có hiệu lực từ ngày 15-5-2013 thì sẽ khai tử lực lượng Thanh tra Xây dựng cấp phường, xã 
Như vậy, tại sao không khai tử lực lượng Cảnh Sát Giao Thông ?
Trước khi xem xét có nên hay không nên khai tử lực lượng Cảnh Sát Giao Thông, chúng ta cùng nhìn lại một số hành vi của lực lượng CSGT đã và đang phục vụ nhân dân như thế nào
=> Cảnh sát giao thông hành hung người dân
=> Cảnh sát giao thông hiếp dâm nữ doanh nhân

 
Nếu để phục vụ nhân dân thì không cần lực lượng Cảnh Sát Giao Thông
Vì sao ?
Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh_s%C3%A1t_giao_th%C3%B4ng thì:
Cảnh sát giao thông là một bộ phận thuộc lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao thông, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật.
Lực lượng Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ:
tổ chức tuyên truyền luật giao thông; tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa; đăng kí và cấp biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ các phương tiện giao thông đường bộ quân sự và xe máy chuyên dùng); đào tạo, cấp và đổi giấy phép điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tàu, xuồng của lực lượng công an; tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông ở các đô thị và đầu mối giao thông quan trọng; khi có tình huống đột xuất, được phép phân luồng, phân tuyến và quy định các điểm cấm dừng, cấm đỗ tạm thời; tuần tra, kiểm soát và xử lí các hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa; tổ chức điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông, chủ trì và phối hợp với cơ quan giao thông vận tải thống kê, phân tích xác định nguyên nhân, điều kiện của tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp phòng ngừa; phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra thiết bị an toàn các phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ, đường sắt khi có dấu hiệu không bảo đảm an toàn.
Cảnh sát giao thông có 2 lực lượng: Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và Cảnh sát giao thông đường thuỷ nội địa với chức năng, nhiệm vụ riêng.
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát giao thông gồm: ở Bộ Công an có Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt và Cục Cảnh sát Giao thông đường thuỷ nội địa; ở công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ nội địa (đối với các tỉnh có giao thông đường thuỷ nội địa phát triển) hoặc đội Cảnh sát giao thông đường thuỷ thuộc phòng Cảnh sát giao thông; ở công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có đội Cảnh sát giao thông.
Đến nay, Cảnh sát giao thông chưa được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông đường không.

Nếu đứng ở góc độ: CSGT là công vụ tăng thu Ngân Sách cho nhà nước thì lực lương CSGT đang làm rất tốt nhiệm vụ ngày với chỉ tiểu 50 triệu/tháng/cảnh sát giao thông
Nếu đứng ở góc độ: CSGT xử lý Tai Nạn Giao Thông và phục vụ Nhân Dân thì thực sự không cần thiết phải duy trì lực lượng CSGT.
- Lực lượng Cảnh Sát 113 sẽ là một lực lượng xử lý Tai Nạn Giao Thông, Đua Xe … rất tốt, tốt hơn lực lượng Cảnh Sát Giao Thông khi bản chất của 113 là lực lượng cơ động.
- Lực lượng Thanh Niên Xung Phong, Công An Phương, Công An Quận, Dân Phòng sẽ là một lực lượng điều tiết giao thông, hướng dẫn giao thông … rất tốt, tốt hơn lực lượng Cảnh Sát Giao Thông khi nắm bắt thực trạng giao thông tại địa phương tốt nhất.
Đối với nhân dân, Cảnh sát giao thông hiện nay đã trở thành :
- những kẻ cướp ban ngày
- những con chó vàng
- những kẻ chuyên nhũng nhiễu người dân
- cái tròng thuế phương tiện giao thông
Liệu đã đến lúc cần xóa bỏ khối ung nhọt này cho Đảng và Nhà nước?
Liệu đã đến lúc xây dựng 1 Quốc Gia “thực sự” là của dân, do dân và vì dân ?
Liệu khi chiến tranh xảy ra, nhân dân sẽ vì những lực lượng tương tự như lực lượng Cảnh Sát Giao Thông để chiến đấu ?
Áp dụng quy định xe chính chủ là 1 sự lãng phí khủng khiếp
số lượng xe cần làm thủ tục
mỗi xe ít nhất phải 2 người đi làm
thời gian bỏ ra ít nhất nửa ngày
lương 1 ngày trung bình của 1 người là khoảng bao nhiêu
nhân số xe với số người số giờ lao động và số tiền sẽ ra khoảng số tiền lãng phí
Trong khi đó, vấn đề sở hữu tài sản là vấn đề dân sự giữa người Mua và người Bán.
Pháp luật can thiệp quá sâu vào hành vi sở hữu là thể hiện hành vi vi phạm Nhân Quyên của Công Dân.
Không lẽ :
- Cơ quan chức năng chưa thu được tiền thuế của các doanh nghiệp kinh doanh xe ?
- Cơ quan chức năng để xe nhập lậu tràn lan ?
Nói hơi khó nghe 1 chút đó là:
Người dân mua bán bồn cầu trong nhà cũng cần phải sang tên đổi chủ thì mới không bị phạt ?
Bên cạnh đó, những vụ trộm cắp tài sản của chính chủ sở hữu xe mà Cơ quan chức năng bó tay, thì vai trò của việc chính chủ xe có đem lại giá trị gì cho người dân ?
Quy định về số lượng người trên xe máy làm tăng số lượng xe máy phải lưu thông
1 gia đình có 2 đứa con, 1 chiếc xe máy có thể chở đủ 4 người
Nhưng vì quy định số lượng người trên xe nên gia đình phải sử dụng 2 chiếc.
Như vậy, vô hình chung làm gia tăng số lượng xe máy phải lưu thông lên gấp đôi.
Mọi người có thể hình dung ra các trường hợp khác như là đội ngũ xe ôm, thay vì 1 xe có thể chở 2 đến 3 khách thì nay phải tăng số lượng xe ôm lên gấp 2, gấp 3 lần.
Quy định về tốc độ làm gây lãng phí cho xã hội
Với khoảng cách 200km cần 6 giờ để di chuyển thì thực sự lãng phí cho các đơn vị vận tải:
1- Vòng quay sử dụng phương tiện bị giảm xuống vì tối đa 1 ngày chỉ chạy được 4 lần => hiệu quả xã hội/xe giảm
2- Đường giao thông không phải lúc nào cũng bằng phẳng, và luôn xuống dốc, nếu lên dốc mà không đạt được tốc độ vừa phải 70 – 80 km/h thì phương tiện dễ hư hỏng => chi phí bảo dưỡng tăng
3- Với thời gian di chuyển liên tục 6 giờ thì cơ thể của người sử dụng xe chắc chắn sẽ mệt hơn khi di chuyển 3 giờ. như vậy vừa dễ gây tai nạn vừa tăng chi phí nghỉ ngơi của người sử dụng xe.
Nên nhớ rằng:
chạy chậm cũng gây tai nạn như thường,
cái quan trọng là người sử dụng phương tiện giao thông như thế nào ?
Quy định Kiếng chiếu hậu làm gia tăng chi phí xã hội
Kiếng chiếu hậu là 1 bộ phần rời, không được hàn cố định theo xe.
Vì sao vậy ?
Vì chính nhà sản xuất cũng thừa biết rằng kiếng chiếu hậu có ích cho từng người sử dụng chứ không phải có ích cho tất cả mọi người.
Như vậy, việc sử dụng kiếng chiếu hậu là phụ thuộc vào nhu cầu của từng người sử dụng.Nếu bắt buộc tất cả mọi phương tiện phải sử dụng kiếng chiếu hậu thì chắc chắn rằng:
người không có nhu cầu vẫn phải trả tiền gắng kiếng và chưa kể phải tốn tiền thên khi bị ăn cắp kiếng chiếu hậu.
Nên nhớ rằng, đây là 1 bộ phần rời, vì vậy rất dễ bị ăn cắp.
Rõ ràng là xã hội phải gánh thêm chi phí cho những người không có nhu cầu sử dụng kiếng chiếu hậu.
Chưa kể tới việc lưu thông trong khu vực đông dân cư, đông xe thì kiếng chiếu hậu còn góp phần làm điểm tựa để va quẹt nhau.

Quy định về mũ bảo hiểm vừa không cần thiết vừa gây lãng phí
Mũ bảo hiểm rất cần thiết với những vận động viên đua xe, những người chạy xe với tốc độ cao. Và để bảo vệ cho chính mình thì chắc chắn họ sẽ tự trang bị những mũ bảo hiểm tốt nhất.
Nhưng với đa số người dân thì mũ bảo hiểm lại không phải là nhu cầu cần thiết khi lưu thông:
1- Khuất tầm nhìn
2- Rất khó chịu khi có 1 cái nồi cơm điện ụp trên đầu
3- Làm nhiệt độ phần đầu của người đội tăng lên
Như vậy, rõ ràng chi phí xã hội sẽ được gia tăng khi những người không có nhu cầu sử dụng mũ bảo hiểm cũng bị bắt buộc phải sử dụng.
Ngoài ra người dân còn phải tốn thêm chi phí khi bị mất mũ bảo hiểm, chi phí giữ mũ bảo hiểm …v.v…
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ dễ gây ra tai nạn hơn.
Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự làm gia tăng chi phí cho toàn xã hội
Người sử dụng phương tiện giao thông khi gây ra tai nạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại, trách nhiệm hình sự (nếu có;)
Phải chăng luật dư thừa những quy định vặt vãnh nhưng lại thiếu sót những quy định về trách nhiệm khi gây tai nạn ?
Nếu như người gây tai nạn phải chịu 1 trách nhiệm nặng nề và không thể trốn tránh thì chắc chắn họ sẽ tự ý thức mua bảo hiểm thôi

Biển báo, vạch kẻ, cột đèn giao thông .v.v… là những hướng dẫn cho người dân khi tham gia giao thông được thuận tiện hơn.
Không nên để cho những điều này trở thành trò đánh đố người dân, để rồi moi tiền của dân
Vì vậy, những người tham gia giao thông vi phạm các hướng dẫn này cần phải xem xét tới khía cạnh
1- Hệ thống hướng dẫn giao thông này có hợp lý không và có dễ hiểu không
2- Người điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm các hướng dẫn này có gây ra mất trật tự giao thông không hoặc có gây ra tai nạn giao thông không ?
Nếu như không thỏa 2 yếu tố trên thì rõ ràng hệ thống hướng dẫn giao thông này là tăng chi phí của người tham gia giao thông và đương nhiên làm tăng chi phí cho toàn Xã Hội
Trong quá khứ, Đảng và Nhà Nước đã từng đưa ra những quyết định đúng khi khai tử những lực lượng công quyền vừa làm tăng chi phí Xã Hội vừa không phụ vụ cho Nhân Dân thì việc khai tử 1 lực lượng đang đứng đầu trong TOP tham nhũng thì rất hợp tình, hợp lý.
Nguồn 
=> http://csgtvn.wordpress.com/2013/05/13/co-nen-khai-tu-luc-luong-canh-sat-giao-thong=> http://jimmygroup.blog.com/2013/05/02/co-nen-khai-tu-luc-luong-canh-sat-giao-thong

6 nhận xét:

  1. bị gọng gương chiếu hậu đâm chết => http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/di-sh-bi-gong-guong-chieu-hau-dam-chet-2911203.html

    Chiều 15/11/2013, anh Huỳnh Văn Hạnh (36 tuổi) chạy xe SH trên đường Nguyễn Thị Thập, hướng từ cầu Phú Mỹ về Nguyễn Văn Linh. Khi vừa qua ngã tư Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP HCM), xe của anh Hạnh tông vào xe Air Blade chạy cùng chiều.

    Cú va chạm làm anh Hạnh ngã xuống đường, bị phần đế gương chiếu hậu gãy đâm vào cổ. Dù được người dân đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong do mất quá nhiều máu.

    Anh Hạnh là một trong những đại gia ở quận 8.

    Trả lờiXóa
  2. CSGT ép chết người không đội mũ bảo hiểm => http://www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/csgt-ep-chet-nguoi-khong-doi-mu-bao-hiem.html

    Trả lờiXóa
  3. quỳ lạy CSGT giữa đường phố=> http://www.jimmy-group.blogspot.com/2013/06/quy-lay-csgt-giua-duong-pho.html

    Trả lờiXóa
  4. bị ăn đòn dã man khi phản đối CSGT => http://www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/bi-don-da-man-khi-phan-doi-csgt.html

    Trả lờiXóa
  5. CSGT hiếp dâm nữ doanh nhân => http://www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/quang-ninh-csgt-hiep-dam-nu-doanh-nhan.html

    Trả lờiXóa
  6. xe chính chủ => http://www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/xe-chinh-chu-bo-gtvt-bo-cong-an.html

    Trả lờiXóa

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung