Cô bé tên là Hồ Nguyễn Thúy Vy (sống ở cù lao An Bình, thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).
Câu chuyện “sợ cơm như sợ… cọp”, của “dị nhân” Thúy Vy khiến không ít người bất ngờ.Trên một chuyến phà từ TP.Vĩnh Long ra cù lao An Bình (H.Long Hồ), chúng tôi khá bất ngờ khi nghe một người đàn ông tóc đã hoa râm kể về câu chuyện “bữa cơm hai mâm” của một gia đình nghèo ở cù lao An Bình.
Phà bon bon chạy trên mặt nước.
Nhiều người giật mình, ngạc nhiên trước câu chuyện lạ về một “dị nhân”, tiếp tục thắc mắc:
“Cơm hai mâm là sao ?”.Người đàn ông này chỉ tay về phía cù lao An Bình, cho biết ở cuối cù lao có một gia đình mỗi bữa cơm phải dọn hai mâm cơm.
Trong đó, một mâm thực đơn chỉ những món đơn giản như rau chiên, trứng chiên, cá chiên hoặc thịt nướng.
Theo ông, chuyện này ở cù lao An Bình ai cũng biết.
Phà vừa cập bến.
Câu chuyện tiếp tục gây tò mò với nhiều người.
Để tìm hiểu câu chuyện, chúng tôi tìm đến nhà cô bé không ăn cơm lúc giữa trưa.
Mỗi khi ngửi thấy mùi cơm em đều muốn ói ra. Lúc đi học, ở trường đói bụng em cũng chỉ ăn được kẹo ngọt và mì tôm sống (mì tôm khô, không pha với nước)Đón chúng tôi, một cô bé vóc dáng cao ráo, khá xinh xắn bước ra mở cửa. Đó chính là Hồ Nguyễn Thúy Vy. Thúy Vy cho biết em vừa học hết lớp 9 ở Trường THCS An Bình, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Dẫn chúng tôi xuống bếp, Vy bảo:
“Em đang nướng thịt cho bữa trưa, hôm qua mới ăn trứng chiên rồi”.Theo Thúy Vy, những lời chúng tôi nghe trên chuyến phà là không sai.
Và hầu như các món có tinh bột như:
cơm, bún, phở, bánh canh… em đều “lắc đầu” không tài nào ăn được.Thúy Vy chỉ có thể ăn được các món ăn nướng hoặc chiên.
“Mỗi khi ngửi thấy mùi cơm em đều muốn ói ra. Lúc đi học, ở trường đói bụng em cũng chỉ ăn được kẹo ngọt và mì tôm sống (mì tôm khô, không pha với nước)”, Hồ Nguyễn Thúy Vy chia sẻ.Anh Hồ Văn Thi (40 tuổi, cha Thúy Vy) cũng xác nhận thông tin này.
“Hồi còn nhỏ, mỗi khi cho con ăn cháo hay ăn cơm đều bị ói ra. Nhiều lần vợ chồng chúng tôi thử bỏ đói rồi ép cháu ăn cơm, cháu vẫn không chịu ăn. Nhưng thấy trái cây cháu lại đòi ăn. Kể từ đó món chính của cháu Vy ăn hằng ngày chỉ gồm trái cây và sữa”, anh Thi cho biết.Hàng ngày, “dị nhân” Thúy Vy vẫn đi học bằng xe đạp bình thường như bao người khác
“Nó sợ cơm như sợ… cọp. Có lần chị gái bưng nồi cơm lên, vừa mở nắp vung khói bốc hơi nó - Thúy Vy - đi ngang ngửi thấy đã la làng, bỏ chạy ra khỏi nhà”, anh Thi nhớ lại.Mặc dù không ăn được cơm, song cô bé Thúy Vy học rất giỏi và “tài lẻ” văn nghệ cũng khiến nhiều người “ngã mũ”… Bên góc học tập trong căn nhà nhỏ của Vy, treo đầy bằng khen, giấy khen thành tích học tập và các giải thưởng về ca hát.
Vừa trò chuyện, cô bé vừa khoe:
9 năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi, 3 năm liền đạt giải nhất cuộc thi kể chuyện bác Hồ.
Năm học vừa rồi, em đã đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn văn, cấp tỉnh.Trong những lần hiếm hoi được tham gia các hoạt động ngoại khóa khác, em cũng đạt được nhiều thành tích, được tặng bằng khen, giấy khen từ Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Vĩnh Long.
Mùa hè năm ngoái, em còn lên TP.HCM biểu diễn trong một chương trình giao lưu văn hóa cùng Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Vĩnh Long.
Chính những “tài lẻ” văn nghệ, ca hát hiếm ai có, nên dù sống trong một cù lao với bốn bên là sông nước... em vẫn được rất nhiều người ở Vĩnh Long biết đến thông qua các chương trình ca nhạc trên truyền hình Vĩnh Long.
Mới đây, em vừa hoàn thành một clip nhạc do chính em thể hiện cho một chương trình văn nghệ của Đài truyền hình Vĩnh Long.
“Từng biết thông tin Thúy Vy không ăn được cơm từ nhỏ nhưng tôi thấy thể trạng của em phát triển cũng bình thường. Và đặc biệt, ở trường, em học rất tốt, điểm trung bình môn cuối năm đều trên 9 phẩy”.
“Trong năm học vừa qua, điểm tổng kết của em lên đến 9,5. Không chỉ học giỏi, Vy còn tham gia tích cực các hoạt động Đoàn - Đội của trường”Theo anh Thi, gần 2 tuổi Thúy Vy bắt đầu biết ăn nhưng mỗi lần cho ăn cháo hoặc cơm đều bị ói ra. Thấy con có những biểu hiện kỳ lạ, vợ chồng đã bế con lên trạm y tế khám. Nhưng sau đó, bác sĩ kết luận bé không bệnh gì và sức khỏe bình thường.
“Hiện tại, sức khỏe cũng như sinh hoạt đều của cháu diễn ra bình thường. Năm ngoái, Thúy Vy nặng 43 kg. Nay cháu đã cao 1,6 m, nặng 45 kg”Ông Nguyễn Thế Ngọc, Trưởng trạm y tế xã An Bình xác nhận:
“Từ trước đến giờ, trạm y tế xã chỉ tiếp nhận bệnh nhân Vy một lần do em này mắc bệnh sốt xuất huyết”.Còn Thúy Vy chia sẻ, từ nhỏ đến giờ dù không ăn cơm nhưng vẫn thấy mọi hoạt động, sinh hoạt vẫn bình thường. Nhiều khi em đã thử nhắm mắt “lùa” cơm vào miệng, nhưng không thể nuốt được, đều bị ói ra.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết một đứa trẻ để đảm bảo tốt việc phát triển trí não, thể lực, phải đảm bảo dinh dưỡng đủ 4 nhóm:
Bột đường (gồm cơm và các sản phẩm có nguồn gốc tinh bột, đường); đạm (gồm trứng, thịt, cá, sữa); vitamin và các khoáng chất (gồm rau củ quả, trái cây) và chất béo.
“Trường hợp không ăn cơm mà ăn mì tôm, không ăn thịt luộc mà ăn được thịt nướng, Thúy Vy không thiếu hụt nhóm dinh dưỡng nào, nên việc phát triển bình thường là... bình thường. Vấn đề của Thúy Vy chỉ là tâm lí sợ mùi thức ăn chứ không phải dị ứng với thức ăn”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung