Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trước đó khoảng 9g sáng cùng ngày, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khám xét nhà riêng của ông Nhất tại số nhà 25 Tống Phước Phổ (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Việc khám xét nhà diễn ra đến hơn 12g mới kết thúc.
Sau khi kết thúc việc khám xét, ông Nhất đồng ý ký vào các biên bản.
Ông Nhất được cơ quan công an đưa ra khỏi nhà vào khoảng 12g cùng ngày.
Được biết, ông Nhất bị bắt theo điều 258 Bộ luật hình sự.
Đến hơn 15g cùng ngày, ông Nhất được đưa ra sân bay Đà Nẵng để di lý ra Hà Nội phục vụ công tác điều tra.
Theo quan sát của Tuổi Trẻ, ông Nhất vẫn giữ thái độ bình tĩnh, ông cười chào khi gặp người quen, đồng nghiệp cũ tại sân bay.Được biết, trước đây ông Nhất có thời gian dài công tác tại báo Công An Quảng Nam - Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết.
Khoảng 3 năm trước ông Nhất thôi làm việc tại báo Đại Đoàn Kết và trở thành một người viết blog, hiện ông là chủ của trang “Trương Duy Nhất - Một góc nhìn khác” có lượng người truy cập lớn.
Xem bài liên quan Trương Duy Nhất:
Ngày 27-5-2013, ông Nguyễn Tâm - Tổ trưởng khu phố 3 (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) nơi ông Trương Duy Nhất cư trú cho Dân Việt biết:
lúc Cơ quan Công an khám nhà, ông Nhất rất bình thản và còn hướng dẫn cơ quan Công an đi từng phòng để khám xét.
Theo ông Tâm, lúc cơ quan công an mời ông tới để cùng chứng kiến khám xét nhà ông Trương Duy Nhất thì học sinh của bà Phượng (vợ ông Nhất) tập trung rất đông.
Để tiện cho cơ quan công an làm việc, tất cả học sinh của chị Phương đã được mời rời khỏi nhà ông Nhất.
Số đông học sinh này tỏ ra rất bất ngờ khi thấy nhiều công an tập trung tới nhà cô giáo mình.
Tuy nhiên ông Nhất cùng với vợ tỏ ra bình thản khi cơ quan Công an đọc lệnh khám xét nhà.
Ông Tâm kể:
Lúc đó khoảng 9 giờ sáng ngày 26.5, tôi đang đi dự cuộc họp trên UBND phường Hòa Cường Bắc thì được đồng chí công an phụ trách khu vực gọi điện về cùng tham gia chứng kiến vụ việc.
Khi Công an vào nhà tiến hành khám xét thì khu vực này bị cắt điện nên trong nhà ông Nhất rất tối.
Thấy các anh công an không thực hiện được việc khám xét chị Phượng đã xuống bếp lấy nến thắp sáng lên rồi dẫn các anh công an đi từng phòng để khám xét
Ông Tâm cho biết thêm:
Khi cơ quan Công an vào tới phòng làm việc của ông Nhất, thì hình ảnh dễ thấy nhất chính là những tấm bằng khen, các giải thưởng báo chí của ông Nhất treo khắp phòng, trong đó có giải thưởng của Báo Đại Đoàn Kết
Cũng theo ông Tâm, thời điểm công an khám nhà, ông Nhất vẫn tỏ ra bình thản,ông Tâm kể lại lời ông Nhất nói với cơ quan công an:
Đồ đạc giấy tờ nhiều các anh cứ xem. Nhưng mong các anh đừng làm đảo lộn và làm đỗ vỡ
Theo lời kể của ông Tâm, Công an tuy khám xét rất kĩ nhưng đồ đạc giấy tờ trong nhà ông Nhất vẫn y nguyên trạng ban đầu, không đổ vỡ lộn xộn, đúng như ông Nhất yêu cầu.
Khoảng 11 giờ 30 thì công việc khám xét mới xong.
Lúc này cơ quan Công an đã thu rất nhiều giấy tờ, điện thoại, máy tính xách tay.
Mọi thứ Công an thu giữ từ nhà ông Nhất đều được cơ quan Công an kiểm kê và niêm phong công khai có chữ ký của ông Nhất vào từng thứ một.
Sau đó được lập biên bản có chữ ký của tôi, đại diện Công an và ông Nhất. Đến khoảng 12 giờ 15 thì cơ quan Công an đã đọc lệnh bắt ông Nhất và dẫn ông Nhất lên xe rời khỏi nhà
Ông Tâm còn cho biết thêm:
Ông hoàn toàn bất ngờ khi ông Trương Duy Nhất bị bắt.
Bởi lâu nay ông Nhất sống trong khu phố, chấp hành rất tốt mọi quy định của tổ, phường, không vi phạm gì.
Tuy gia đình ông Nhất sống rất khép kín nhưng được bà con chòm xóm mến mộ bởi chị vợ là giảng viên của một trường Đại học danh tiếng của Đà Nẵng.
Còn đứa con gái duy nhất của 2 vợ chồng thì đang học năm 2 đại học và rất ngoan ngoãn dễ thương.ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA ĐIỀU 258 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Thứ nhất, tư tưởng bất mãn không phải là hành vi phạm pháp. Tư tưởng là thứ ở trong đầu người ta, chỉ khi nào cái tư tưởng đó biểu hiện ra ngoài bằng hành vi thì tùy theo hành vi cụ thể ấy có phạm pháp hay không mà xử lý ngay hành vi cụ thể ấy. Không thế quy chụp một cách áp đặt rằng hễ khiếu nại, tố cáo là bất mãn.
Thứ hai, tuy công dân không có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại nhưng nếu công dân đó cho rằng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khác thì công dân đó vẫn có quyền tố cáo hành vi vi phạm ấy với cơ quan chức năng. Không bắt buộc người tố cáo phải là người có lợi ích bị xâm hại mới có quyền tố cáo.
Thứ ba, việc nhiều người cùng cho rằng mình bị đối xử thiếu công bằng đã biểu hiện thái độ bất bình, kêu gọi những người khác có cùng hoàn cảnh giống như mình để bàn cách khiếu nại đòi quyền lợi thì hành vi ấy cũng không hề vi phạm điểm nào của pháp luật mà việc khiếu nại ấy được Luật khiếu nại tố cáo cho phép…Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.Định nghĩa: Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Như vậy, tội danh này có ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ như sau:
Chủ thể của tội phạm:Chủ thể của tội này là bất kỳ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của Bộ Luật này (cụ thể ở tội này là người đủ 16 tuổi).
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm này là lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất (tinh thần).
- Nếu là lợi ích vật chất thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được vật chất đó là gì (tính mạng, sức khỏe công dân, tài sản, đồ vật, giá trị thiệt hại quy ra tiền, vàng hoặc quy ra thóc, v. v…)
- Nếu là lợi ích phi vật chất thì cơ quan tố tụng cũng phải chứng minh đó là thiệt hại như thế nào về mặt tinh thần, từ thiệt hại đó gây ra hậu quả gì…
Mặt khách quan của tội phạm:
“Người thực hiện hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân có thể thực hiện một trong các hành vi như: lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Nếu nói một cách khái quát thì người thực hiện tội phạm này có hai hành vi chính, đó là hành vi lợi dụng và hành vi xâm phạm. Lợi dụng và xâm phạm là hai hành vi cần và đủ, nếu lợi dụng nhưng chưa xâm phạm hoặc xâm phạm nhưng không lợi dụng thì chưa phải là hành vi phạm tội này. Tuy nhiên, hành vi lợi dụng và xâm phạm lại không giống nhau, mà tùy thuộc vào quyền mà người phạm tội lợi dụng và lợi ích bị xâm phạm, nên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một trong những hành vi cụ thể sau:
- Lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
Tự do ngôn luận là quyền do Hiến pháp quy định (Điều 69 Hiến Pháp 1992). Quyền này cho phép mọi công dân được phát biểu, bày tỏ ý kiến về những vấn đề của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… một cách công khai, rộng rãi theo quan điểm cá nhân mình, nhưng không được lợi dụng việc phát biểu, bày tỏ ý kiến để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Ví dụ: công dân có quyền phát biểu ý kiến cá nhân về những mặt mạnh-yếu, đúng-sai, ưu-khuyết điểm trong đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhưng không được quyền vận động người khác không chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
- Lợi dụng quyền tự do báo chí xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
Từ “báo chí” có nguồn gốc Hán-Việt, trong đó “báo” có nghĩa là trình bày, báo cáo một cách công khai, rộng rãi cho nhiều người biết, “chí” nghĩa là ghi lại. Báo chí có nghĩa là ghi nhận, thu thập các sự việc, hiện tượng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… trong đời sống xã hội rồi công bố rộng rãi cho nhiều người biết. Báo chí có thể có lợi nhuận (bán thu tiền) và phi lợi nhuận (cho xem, cho nghe miển phí, phát không cho đọc).
Tự do báo chí cũng là quyền do Hiến Pháp (Điều 69 HP 1992) và Luật Báo chí quy định.
“Theo Điều 2 Luật Báo chí, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được làm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng. Tuy nhiên, nếu lợi dụng quyền tự do báo chí mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị coi là hành vi phạm tội”.
Theo Điều 18 Luật Báo chí, Điều 11 Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992 quy định chi tiết thi hành Luật báo chí thì một chương trình, bản tin, tạp chí… muốn được công nhận là báo chí hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, phải có cơ sở vật chất và đội ngũ quản lý, phóng viên theo Luật định; Thứ hai, phải có một cơ quan, tổ chức, đoàn thể, hội, ngành nào đó làm nhiệm vụ cơ quan chủ quản; Thứ ba, phải được cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa (cụ thể là Bộ Văn Hóa-Thông Tin) cấp giấy phép cho phép hoạt động báo chí.
Như vậy, các loại blog cá nhân, tuy có nhiều đặc điểm tương tự một trang báo điện tử nhưng lại không phải là báo điện tử, trước nhất vì nội dung của nó không đảm bảo tiêu chuẩn nội dung một tờ báo (tức phải phản ánh đầy đủ các mặt xã hội ở nhiều bình diện khác nhau) mà các blog chỉ phản ánh cách nhìn của cá nhân chủ nhân blog và cũng không đủ điều kiện cơ sở vật chất, chủ quản (như nêu trên) để được công nhận là báo điện tử.
Hiện nay, nước ta có các loại báo in (nhật báo, tuần báo, nguyệt san, bản tin, tạp chí…), báo hình (truyền hình, chương trình nghe-nhìn khác), báo nói (phát thanh), báo điện tử, trang thông tin trên mạng (website) tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Các báo chí này hoạt động theo Hiến pháp và Luật Báo chí.
Do đó, báo chí được đề cập trong Điều 258 BLHS là báo chí hợp pháp, những loại hình khác không được coi là báo chí và không phải là hành vi “lợi dụng quyền tự do báo chí”.
“Hành vi lợi dụng quyền tự do báo chí có thể là của những người hoạt động trong các cơ quan báo chí, nhưng cũng có thể là người khác. Tuy nhiên, người khác muốn lợi dụng quyền tự do báo chí thì phải thông đồng, móc ngoặc với người trong cơ quan báo chí mới thực hiện được ý đồ của mình. Thực tiễn cho thấy, việc xác định được hành vi lợi dụng quyền tự do báo chí là rất khó khăn, vì người có hành vi lợi dụng luôn luôn biện luận rằng, những gì mà họ nêu trên báo chí là đúng, nếu xác minh không đúng thì cũng chỉ đăng bài cải chính là cùng, ít có trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được là họ đã lợi dụng quyền tự do báo chí.
Đây cũng là một thực tế mà nhiều năm nay mặc dù đã có luật nhưng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lợi dụng quyền tự do báo chí xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân hầu như không có. Tuy nhiên, nếu hành vi lợi dụng nghề nghiệp làm báo mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì tùy trường hợp mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cũng rất đa dạng, có thể là viết sai, vu khống, xuyên tạc sự thật hướng dư luận hiểu và làm theo nội dung bài viết, bài nói của mình. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp chỉ vì một bài báo mà đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân”.
Xuyên tạc có nghĩa là thông qua một sự việc, hiện tượng có thật đã xảy ra nhưng người phạm tội mô tả lại, viết lại, nói lại không đầy đủ, thêm bớt, làm sai lạc, biến đổi bản chất ban đầu của sự việc, hiện tượng trở thành khác đi, thậm chí đảo lộn theo chiều hướng xấu, làm người khác hiểu nhầm. Xuyên tạc sự thật cũng có nghĩa là bóp méo sự thật.
“Việc xác định hành vi lợi dụng quyền tự do báo chí đã xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân hay chưa cần phải xem xét một cách toàn diện, căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và yêu cầu bảo vệ các lợi ích đó, vì những lợi ích này chủ yếu là lợi ích phi vật chất”.
- Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
“Tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là quyền được quy định tại Điều 70 Hiến Pháp 1992. Quyền này cho phép công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Người có hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thường là người theo một tôn giáo nhất định như: Công giáo, Tin Lành, đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo… Tuy nhiên, những người không theo một tôn giáo nào cũng có thể lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Như vậy, hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng với hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo là khác nhau. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo là người theo một tôn giáo và lợi dụng tôn giáo của mình theo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; còn lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là lợi dụng việc Nhà nước cho phép theo hoặc không theo một tôn giáo nào để có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo rộng hơn lợi dụng tôn giáo. Do đó, khi xác định hành vi phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải phân biệt giữa hành vi cụ thể mà người phạm tội thực hiện. Thông thường, những người theo một tôn giáo dễ lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hơn người không theo một tôn giáo, nhưng người không theo một tôn giáo nào cũng có thể lợi dụng quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Hiến Pháp 1992 và điều văn của điều luật đều quy định “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” nên có ý kiến cho rằng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do tôn giáo là hai quyền độc lập. Tuy nhiên, khi nói đến tín ngưỡng là đã nói đến theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Do đó, tín ngưỡng và tôn giáo không phải là hai quyền độc lập với nhau mà tôn giáo chỉ là một biểu hiện của tín ngưỡng.
Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi của người theo hoặc không theo một tôn giáo đã lợi dụng quyền mà pháp luật quy định để có những hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Lợi dụng cũng là hành vi, nhưng hành vi này được biểu hiện như là một thủ đoạn phạm tội và thủ đoạn này được thể hiện ở những hành vi xâm phạm, thông qua hành vi xâm phạm mà xác định người phạm tội có lợi dụng”.
Ví dụ: linh mục klhi làm lễ ở nhà thờ đã lợi dụng việc làm lễ để vận động giáo dân không đi bầu cử HĐND các cấp và do việc vận động này mà nhiều giáo dân đã không đi bầu cử.
- Lợi dụng quyền tự do hội họp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
“Quyền tự do hội họp cũng là quyền được quy định tại Điều 69 Hiến Pháp 1992. Quyền tự do hội họp của công dân được biểu hiện ở việc tổ chức hoặc tham gia các cuộc míttinh, biểu tình; các cuộc họp do các cơ quan, tổ chức chủ trì hoặc do một nhóm người tụ tập để bàn hoặc giải quyết một công việc nào đó như: họp đồng hương, họp lớp, họp tổ sản xuất, họp tổ dân phố…
Hành vi lợi dụng quyền tự do hội họp là mượn cớ hội họp để bàn bạc, quyết định những vấn đề mà pháp luật cấm hoặc mượn cớ hội họp để có những hành động gây rối trật tự công cộng, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trường hợp này, ông Đinh Văn Quế – Chánh Tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao, đã đưa ví dụ:
“Một số người có sẳn tư tưởng bất mãn, đã tụ tập, lôi kéo nhiều người tập trung tại đình làng, họp bàn việc kéo nhau lên tỉnh khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng mở đường giao thông mà theo họ là không thỏa đáng. Nhận được tin, cán bộ xã cùng đại điện các tổ chức của Mặt trận tổ quốc xã đến khuyên giải và yêu cầu họ giải tán, nhưng số người này không những không giải tán mà còn có những lời nói xúc phạm đến danh dự của người đại diện cho cơ quan, tổ chức đến khuyên can, kéo dài nhiều giờ, ảnh hưởng đến an ninh thôn xóm. Khi lực lượng Công an huyện phối hợp với dân quân tự vệ xã đến bắt một số người cầm đầu về trụ sở xã giải quyết thì họ mới giải tán”.
Ví dụ này khiên cưỡng, quy chụp theo cảm tính, xác định hành vi vi phạm không chính xác:
Thứ nhất, tư tưởng bất mãn không phải là hành vi phạm pháp. Tư tưởng là thứ ở trong đầu người ta, chỉ khi nào cái tư tưởng đó biểu hiện ra ngoài bằng hành vi thì tùy theo hành vi cụ thể ấy có phạm pháp hay không mà xử lý ngay hành vi cụ thể ấy. Không thế quy chụp một cách áp đặt rằng hễ khiếu nại, tố cáo là bất mãn.
Thứ hai, tuy công dân không có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại nhưng nếu công dân đó cho rằng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khác thì công dân đó vẫn có quyền tố cáo hành vi vi phạm ấy với cơ quan chức năng. Không bắt buộc người tố cáo phải là người có lợi ích bị xâm hại mới có quyền tố cáo.
Thứ ba, việc nhiều người cùng cho rằng mình bị đối xử thiếu công bằng đã biểu hiện thái độ bất bình, kêu gọi những người khác có cùng hoàn cảnh giống như mình để bàn cách khiếu nại đòi quyền lợi thì hành vi ấy cũng không hề vi phạm điểm nào của pháp luật mà việc khiếu nại ấy được Luật khiếu nại tố cáo cho phép như sau:
Điều 1
1- Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.Đâu phải người nông dân nào cũng có trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực tài chánh đủ để lập luận và đưa ra bằng chứng vạch rõ cái sai của cơ quan công quyền mà không cần ai giúp đỡ, do đó nếu họ có cùng mục đích, quyền lợi bị xâm hại giống nhau, cùng giúp đỡ nhau khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp ấy cho mình thì việc giúp đỡ nhau đó là điều chính đáng và không hề bị pháp luật ngăn cấm.
Điều 16 Luật khiếu nại tố cáo cũng quy định:
“Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự”.
Như vậy, nếu người dân cho rằng họ bị chính quyền xã ép, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ, họ mất niềm tin vào chính quyền xã, đối tượng bị khiếu nại tố cáo là chính quyền xã nên phải đến chính quyền cấp cao hơn để khiếu nại, tố cáo, mà trong trường hợp này chính quyền xã cử các đại diện đến yêu cầu họ giải tán, không được khiếu nại thì chính quyền xã đã có hành vi “cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo”. Việc những người dân muốn đi khiếu nại tụ tập ở sân đình (là nơi công cộng dành cho dân làng tụ họp bàn bạc công việc của làng nước) cũng không hề vi phạm vào điểm nào của pháp luật.
Việc một số người “có những lời nói xúc phạm đến danh dự của người đại diện cho cơ quan, tổ chức” thì đó là hành vi làm nhục người khác, vu khống (được quy định ở điều luật khác) chớ không cấu thành tội phạm ở điều luật này.
- Lợi dụng quyền tự do lập hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
“Quyền tự do lập hội thông thường đi liền với quyền tự do hội họp, lập hội là tiền đề của hội họp, còn hội họp là kết quả của việc lập hội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hội họp và lập hội không liên quan với nhau, có trường hợp hội họp không phải là kết quả của lập hội; ngược lại, lập hội nhưng không hội họp vẫn có thể xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Hiện nay, nước ta có nhiều hội như: Hội Luật gia, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội văn học nghệ thuật, Hội người mù, Hội làm vườn, v.v… Xã hội càng phát triển thì các tổ chức Hội càng được thành lập rộng khắp. Có nhiều tổ chức Hội việc hoạt động và thành lập như là một thành viên của mặt trận tổ quốc, nhưng cũng có nhiều hội không phải là thành viên của mặt trận, tổ chức và hoạt động cũng không có điều lệ mà chỉ do tự phát như: Hội đồng hương, Hội đồng niên, Hội đồng môn… Tuy không được thành lập theo một quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng các hội này không bị coi là trái pháp luật.
Lập hội cũng là một quyền do Hiến Pháp quy định (Điều 69), nhưng việc lập hội không được trái với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Lập hội không chỉ là hành vi thành lập các tổ chức có tên “hội” mà còn bao gồm cả hành vi thành lập các tổ chức khác mang những cái tên khác nhau như: trung tâm, tập đoàn, tổ, nhóm…
Trường hợp này, ông Đinh Văn Quế cũng đưa ví dụ như sau:
“Một số Luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã thành lập nhóm “Nhóm sáng kiến Dự án vì công lý”, nhưng thực chất là vì Luật sư, nên đã bị Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đình chỉ hoạt động vì tổ chức này được thành lập bất hợp pháp”.
Ví dụ này cũng khiên cưỡng, xác định hành vi vi phạm không chính xác:
- Thứ nhất, “Nhóm sáng kiến dự án vì công lý” hoạt động mà chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng quản lý về Hội thì Nhóm này vi phạm thủ tục hành chính chớ không phải hình sự. Đúng ra, những người lãnh đạo nhóm phải làm thủ tục xin phép trước rồi mới hoạt động sau thì không vi phạm gì cả.
- Thứ hai, “Nhóm sáng kiến Dự án vì công lý” thực chất “vì Luật sư” hay vì bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng không có gì vi phạm vì Nhóm chưa có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân nào và cũng không làm trái với lợi ích của Nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào nên cũng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 258 BLHS.
Tóm lại, việc một số Luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội thành lập nhóm “Nhóm sáng kiến Dự án vì công lý” và hoạt động khi chưa được cơ quan chức năng công nhận là sai về mặt hành chính, không phải là hành vi hình sự nên ông Đinh Văn Quế đưa ví dụ này vào đây để minh họa cho Điều 258 BLHS là hình sự hoá hành vi hành chính. Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội là một tổ chức nghề nghiệp về Luật sư, không phải là cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về Hội nên cũng không có quyền đình chỉ hoạt động của nhóm hay hội nào cả, trong trường hợp này Đoàn lại đình chỉ hoạt động của nhóm thì Đoàn cũng làm sai nốt.
- Lợi dụng quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
“Quyền tự do dân chủ khác ở đây được biểu hiện là ngoài các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội đã được liệt kê trong điều luật. Các quyền tự do dân chủ khác có thể được quy định trong Hiến Pháp hoặc các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, các quyền tự do dân chủ của công dân hầu hết đã được quy định trong Hiến Pháp, nếu các văn bản pháp luật khác có quy định cũng là để cụ thể hóa các quyền đã được Hiến Pháp quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền này được cụ thể hóa bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Cũng chính vì thế mà có ý kiến cho rằng, điều văn của điều luật đối với tội phạm này không cần phải liệt kê những quyền mà người pạhm tội lợi dụng mà chỉ cần quy định “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” là đủ, còn quyền cụ thể thế nào thì các cơ quan tiến hành tố tụng xác định căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật, vì dù có liệt kê thì cũng không hết và cuối cùng vẫn phải quy định “các quyền tự do dân chủ khác””.
Hậu quả:
Hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là những thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Nói chung, hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ gây ra chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất, nếu có thiệt hại về vật chất thì cũng là thiệt hại từ phi vật chất dẫn đến thiệt hại vật chất như: chi phí cho việc đăng tin cải chính, thu hồi ấn phẩm hoặc các chi phí khác để khắc phục những thiệt hại về tinh thần, danh dự, uy tín…
Theo điều văn của điều luật thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cần chứng minh là hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ đã xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là lợi ích gì, nếu lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm thì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ chưa cấu thành tội này”.
Các dấu hiệu khách quan khác:
“Ngoài các dấu hiệu khách quan đã nêu, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; tùy theo từng trường hợp cụ thể mà tội phạm này còn có những dấu hiệu khách quan khác, nếu thiếu nó thì không cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Nếu người phạm tội thực hiện hành vi lợi dụng quyền tự do lập hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; thì phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước, của tổ chức về việc thành lập hội, thành lập tổ chức xem người có hành vi lợi dụng quyền này đã xâm phạm đến lợi ích của ai?”.
Mặt chủ quan của tội phạm:
“Người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; thực hiện hành vi do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mongmuốn hậu quả đó xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội có thể vì động cơ, mục đích khác nhau tùy thuộc vào hành vi lợi dụng quyền cụ thể và ý thức của người phạm tội xâm phạm đến lợi ích nào”. Việc xác định động cơ, mục đích đối với tội phạm này là rất quan trọng vì nó là dấu hiệu để phân biệt với các hành vi tương tự nhưng nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân quy định tại chương XI về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 của Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Điều 49Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Điều 50Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật. Điều 51Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định. Điều 52Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Điều 53Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Điều 54Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Điều 55Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Điều 56Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Điều 57Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 58Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Điều 59Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp. Điều 60Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Điều 61Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí.Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm. Điều 62Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật. Điều 63Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ. Điều 64Gia đình là tế bào của xã hội.Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Điều 65Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Điều 66Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Điều 67Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định.Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc.Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Điều 68Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Điều 69Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Điều 70Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Điều 71Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Điều 72Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh. Điều 73Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Điều 74Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Điều 75Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Điều 76Công dân phải trung thành với Tổ quốc.Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Điều 77Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Điều 78Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. Điều 79Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Điều 80Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. Điều 81Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Điều 82Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú. Chú thích^ Điều này đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001. Để so sánh, xem Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/Chương V |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung