Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Nên lấy chồng Việt hay lấy chồng Tây

Gái Việt nên lấy chồng Việt hay lấy chồng Tây là sự băn khoăn của nhiều cô gái trẻ đang có ý định lập gia đình lý tưởng cho mình
Để phần nào giúp các cô gái Việt đang lưỡng lự giữa 2 sự lựa chọn rất khó khăn này mời các bạn hãy xem qua 2 câu chuyện nói về cuộc sống với chồng Việt và chồng Tây để có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình nhé !
Câu chuyện thứ 1Tôi chẳng hiểu vì sao phụ nữ Việt quanh năm suốt tháng bị cánh đàn ông "đè đầu, cưỡi cổ", ức hiếp đủ đường thế mà họ vẫn cam chịu phục tùng, vẫn một dạ hai vâng? Không hiểu vì họ quá sợ hãi hay bản thân các chị em tình nguyện làm nô lệ. Nhưng bất kể với lí do gì thì tôi nghĩ cũng đã đến lúc chị em chúng mình cần phải đấu tranh, cần phải cho phái mạnh biết thế nào là bình đẳng giới. Như tôi đây, 2 năm đi làm vợ, làm dâu hi sinh tất cả để vun vén cho mái ấm gia đình. Thế nhưng, rốt cuộc tôi chẳng được gì ngoài sự trách móc, dẻ bỉu, chê bai của đại gia đình nhà chồng. Con giun xéo lắm cũng quằn huống chi là tôi - một người phụ nữ hiện đại xinh đẹp, giỏi dang, tháo vát lại phải can tâm làm "trâu, ngựa" cho nhà chồng? 2 năm qua đủ để tôi thấm thía thế nào về đàn ông Việt.
Kết thúc 6 năm du học ở trời Tây, nghe theo lời khuyên của bố mẹ, tôi chia tay tình đầu lãng mạn với anh chàng người Thụy Điển về Việt Nam làm việc, lấy chồng, sinh con. 
Tôi về Việt Nam 6 tháng thì yêu và cưới Hùng - chồng tôi bây giờ. Tình yêu của chúng tôi là nhờ sự mai mối của bạn bè. Hùng cũng đã từng có thời gian sống ở phương Tây nên tôi nghĩ cả hai sẽ có nhiều hòa hợp trong lối sống. Tôi vốn dĩ là một cô gái cá tính mạnh mẽ. Tôi thích sống cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất kì ai. Chính vì thế người mà tôi lấy làm chồng phải có tư tưởng tân tiến và tôi đã chọn Hùng. Thế nhưng, sau khi kết hôn được vài ngày tôi mới nhận ra rằng mình đã có sự lựa chọn sai lầm. Tôi thấy hối hận vì nghe lời bố mẹ lấy chồng Việt. Tôi nuối tiếc người tình cũ. Tôi sợ cái con người gia trưởng, bảo thủ của chồng. Anh ta và gia đình chồng khiến tôi thấy ngạt thở. 
Hùng là con trai trưởng nên tôi phải sống chung với nhà chồng - Đó là mệnh lệnh của bố chồng khi tôi ngỏ ý muốn ra ở riêng. Và sau khi cởi bỏ chiếc áo cưới trên người, tôi bắt đầu chuỗi ngày "nô lệ" ở nhà chồng. Sau khi cưới 1 ngày, mẹ chồng gọi tôi và phòng và giao nhiệm vụ cho con dâu trưởng. Bà đưa cho tôi một danh sách gần cả trang giấy các ngày giỗ của các cụ kị và bắt tôi phải luôn ghi nhớ để làm lễ cúng. Rồi bà liệt kê danh sách tôi phải lo toan đảm nhận thay vị trí của bà. Mất cả buổi chiều nghe mẹ chồng căn dặn khiến đầu tôi choáng váng. Tôi không thể ngờ có ngày mình lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như thế này. Nhà chồng tôi ngoài chồng, bố mẹ chồng thì còn có ông bà cố - thân sinh ra bố chồng tôi và 2 cô em chồng đang tuổi đi học. Từ một cô gái được chiều chuộng và chẳng bao giờ phải lo toan việc nội trợ, cơm nước thì bây giờ từ sáng sớm tinh mơ đến tối khuya tôi đầu tắt mặt tối để lo việc nhà chồng. Hết giỗ chạp, cưới xin, mà chay... Tất tật mọi thứ đều một mình tôi lo liệu. Đã thế công việc của tôi ở công ty luôn ngập đầu với các dự án khiến tôi luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Gọi điện về cầu cứu mẹ đẻ thì cũng không làm được gì vì dẫu sao tôi cũng đã làm dâu con nhà người ta thì bố mẹ tôi có muốn giúp cũng đành bó tay. Sự vất vả nhân lên gấp bội khi tôi sinh con đầu lòng. Tuy nhà kinh tế khá giả nhưng bố mẹ chồng khó tính nên tôi thay đến 10 cô giúp việc mà ông bà vẫn chưa hài lòng. Thế là công việc lại dồn hết vào tôi - con dâu trưởng. Cứ mỗi sáng bất kể ngày nắng hay mưa, tôi phải đi chợ mua đồ tươi về nấu bữa sáng cho cả gia đình. Đã thế, nhà chồng mỗi người một tính rất khó chiều. Ông bà cụ răng yếu nên phải ăn món mềm như cháo, súp. Bố chồng bị viêm đại tràng nên ăn kiêng tanh, dầu mỡ. Mẹ chồng bị tiểu đường thì không được ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt. Hai cô em chồng thì lại thích đồ ngon, lạ miệng và yêu cầu đổi món liên tục. Riêng chồng tôi thì lại thích ăn phở tự nấu và sau bữa sáng khi nào cũng phải uống một tách cà phê pha phin rồi mới đi làm. Ngoài ra tôi còn phải chuẩn bị đồ ăn cho con và thức ăn cho bữa trưa, bữa tối. Mẹ chồng không cho mua đồ trữ cả tuần trong tủ lạnh mà bắt tôi ngày nào cũng phải ra chợ mua đồ tươi sống. Với ngần đó công việc nên dù tôi dậy từ 5 g sáng mà vẫn không xoay xở kịp. Mẹ chồng, em chồng thì không bao giờ phụ giúp bất cứ một việc gì. Họ khoán trắng và xem tôi như một ô sin trong nhà. Vì cơ quan gần nhà nên mẹ chồng bắt tôi phải về buổi trưa để cho con ăn và nấu cơm phục vụ cả nhà. Thời gian sung sướng nhất của tôi là 8 tiếng nơi công sở. Từ khi lấy chồng tôi chưa bao giờ có một chút thời gian rảnh rỗi để thư giãn, cà phê với bạn bè. Đúng 5g tan sở tôi phải lao ngay về nhà để làm nhiệm vụ của một người con dâu. Hễ tôi về muộn một chút là bị bố chồng la mắng, xỏ xiên. Đã vậy đến chuyện ăn mặc hay chuyện quan hệ vợ chồng cũng bị bố mẹ chồng săm soi. Váy ngắn, áo sát nách... đều bị mẹ chồng ra lệnh cấm. Lỡ to tiếng hờn giận với chồng thì bị mẹ chồng chì chiết. Nhiều lúc quá mệt mỏi, tôi muốn tìm sự đồng cảm nơi chồng thì anh gạt đi: "Ối dào, mấy việc cỏn con đấy mà em còn than vãn với anh làm gì . Em tự giải quyết đi. Cần thì thuê người làm. Trước đây chưa có con dâu mẹ anh cũng một tay lo toan hết mà có bao giờ thấy bà kêu ca đâu? Em mới làm có tí đã này nọ rồi, Em nên xem lại mình đi". Tôi không thể nhờ Hùng làm giúp bất cứ việc gì. Đơn giản nhất như việc chơi với con anh cũng không hỗ trợ vợ. Hùng bảo với tôi rằng: "Đàn ông làm việc lớn chứ ai lại thay đàn bà chăm con". Việc lớn của chồng tôi là chơi game, buôn điện thoại, xem phim, cà phê... Nếu xét về tài năng và khả năng kiếm tiền thì tôi còn hơn hẳn chồng. Thu nhập của tôi cao gấp đôi so với lương anh ấy. Vậy mà tôi lại phải lao lực làm việc nhiều hơn chồng gấp nghìn lần. Anh ta chỉ biết hạnh họe, hưởng thụ. Ấy vậy mà tôi cũng chẳng bao giờ nhận được lời động viên từ gia đình chồng. Tôi chỉ làm sai một tí thì bị họ thi nhau bêu xấu, kể tội.  
Tôi mệt mỏi, chán nản với thân phận đi làm dâu. Nếu được làm lại từ đầu, tôi sẽ không bao giờ lấy đàn ông Việt làm chồng. Vì họ quá gia trưởng, độc đoán, ích kỉ, bất tài, vô dụng. Những điều này tôi chưa bao giờ gặp phải khi trước đây yêu anh chàng người nước ngoài. Tôi nghĩ đây cũng là tình cảnh chung mà các chị em phụ nữ Việt đang phải chịu đựng. Nhìn vào bố chồng, chồng và cả những người đàn ông Việt xung quanh mình, tôi thấy họ mắc chung một "căn bệnh" rất nặng đó là bệnh bảo thủ, độc tài, gia trưởng, ích kỉ, nhỏ nhen. Nếu cứ tiếp tục kéo dài chắc tôi phát điên lên mất, chi bằng phải tự cứu lấy mình. Nhưng bằng cách nào đây? Có chị em nào lâm vào hoàn cảnh như tôi không? Hãy cùng chia sẻ và bàn phương án để đối phó với cánh đàn ông Việt lười nhác chỉ giỏi bắt nạt vợ.
Câu chuyện thứ 2: Tôi đã từng chứng kiến cảnh bố ngược đãi, giở thói gia trưởng, độc đoán hành hạ mẹ lúc tôi còn bé. Bởi thế, nên khi lớn lên, học hành đỗ đạt, tôi quyết làm chủ cuộc đời mình, kiên quyết không lấy đàn ông Việt làm chồng. Thế nhưng, 8 tháng sống trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc với chồng Tây, tôi nhận ra rằng mình đã sai và thật sự hối hận vì xem thường đàn ông Việt. Ông bà ta nói rất đúng "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Tôi nghĩ, dù là thời đại nào thì gái Việt chỉ hợp với trai Việt. Tôi không phủ nhận đàn ông Việt có vô số thói xấu, vô số những điều khó chấp nhận, tha thứ. Tuy nhiên, nếu nhìn với con mắt bớt cực đoan hơn thì họ so với đàn ông Tây vẫn hơn gấp vạn lần.
Tôi lớn lên mang theo những ám ảnh tuổi thơ và những lời căn dặn của mẹ về đức tính nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, hi sinh tất cả cho chồng con để làm một người phụ nữ đảm của gia đình. Nhưng tôi đã không làm như thế, tôi quyết tâm thay đổi số phận vì tôi không muốn giống cuộc đời mà mẹ đang sống. Bởi vậy mà, trong chuyện tình cảm tôi luôn đề phòng và không bao giờ cho phép mình được rung động trước các chàng trai Việt. Người chồng tôi mơ ước là một anh Tây chính hiệu. Chỉ có lấy chồng Tây tôi mới thoát khỏi gông cùm của thói độc tài, ích kỉ - tật xấu ăn sâu trong tiềm thức của cánh đàn ông Việt Nam. Tôi nghĩ những người đàn ông Tây phương sẽ tiến bộ, văn minh hơn, biết chiều, quý trọng phụ nữ hơn. 
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, tôi xin vào làm việc tại một công ty của người nước ngoài đóng tại Việt  Nam. Đó là môi trường tốt để giúp tôi dễ dàng đạt được mong ước của mình. Thông qua lời giới thiệu của một đồng nghiệp, tôi đã quen và yêu một anh Tây hơn tôi đúng một giáp. Trước đây, Toni - người yêu tôi đã từng trải qua vài ba mối tình. Nhưng với tôi, quá khứ như thế nào không quan trọng, miễn sao hiện tại và tương lai anh ấy chỉ yêu một mình tôi là đủ. Lúc mới yêu, cũng có đôi lần sự sòng phẳng thái quá của anh ấy khiến tôi hụt hẫng. Mỗi lần cùng nhau đi ăn uống Toni đều đề nghị chia đôi số tiền phải trả. Chuyện đó, lâu dần tôi cũng thành quen. Trong mọi chuyện, chúng tôi đều khá hợp nhau nhưng chỉ riêng "chuyện ấy" là chúng tôi hay tranh cãi, bất đồng. Toni nghĩ về sex rất thoáng. Với anh ấy, tình dục và tình yêu không đi liền với nhau. Thích, hợp thì lên giường và ngay sau đó trở thành 2 người xa lạ cũng chẳng sao. Anh ấy ngạc nhiên khi bị tôi từ chối và không tán thành khi tôi giải thích rằng "trinh tiết để dành cho đêm tân hôn". Anh ấy bảo tôi quá lạc hậu, cổ hủ. Tuy có vài điểm không tương đồng, nhưng rồi duyên số vẫn gắn bó hai chúng tôi thành vợ chồng. 
Khi về sống một mái nhà, tôi mới vỡ lẽ ra được nhiều điều mà trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Trong chuyện tiền bạc, anh ta chẳng phóng khoáng mà ngược lại chi li hơn cả đàn ông Việt. Vì chưa có nhà nên chúng tôi thuê căn hộ riêng để ở. Tiền nhà và mọi khoản chi tiêu anh ta đều cộng gộp và chia đôi, mỗi người phải trả một nửa số chi phí đó. Anh ấy chỉ đưa cho tôi 1 khoản nhỏ để mua thực phẩm, ăn uống, còn đâu là anh ấy cất dành để chi tiêu riêng. Anh ấy bảo: "Chúng ta là vợ chồng nhưng phải độc lập về tài chính để nếu có li dị thì không phải chia chác tài sản". Sống với Toni, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Anh ta không bao giờ xem tôi là người đàn bà duy nhất. Thậm chí, anh ấy còn cười ngặt nghẽo khi nghe tôi nói điều đó ra. Việc nhà cửa, cơm nước thì anh ta khoán trắng cho vợ. Anh ấy bảo không quen vào bếp, chỉ quen đi ăn hàng nên nếu tôi không nấu ăn được thì cả hai đi ăn tiệm. Vì xót tiền nên tôi lại phải lăn vào bếp. Là con rể nhưng anh ấy chỉ về thăm quê vợ được 2 lần. Anh ấy thấy khó chịu với lối sinh hoạt ở quê và luôn mồm chê mất vệ sinh. Là đàn ông nhưng anh ta chẳng biết gì ngoài việc ôm ti vi hay máy vi tính. Từ treo cái dây móc quần áo đến đồ điện hỏng đều do tôi tự xoay xở. Trước khi cưới, Toni bảo rằng chưa muốn tôi sinh con. Anh ta bảo, cứ sống thử với nhau một thời gian, nếu thấy gắn bó, hợp thì hẵng sinh con. Chứ nhỡ quan hệ vợ chồng rạn nứt lại vướng con cái rất khó giải quyết. Tôi nghe mà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong bởi có phân tích thì anh cũng chẳng thèm nghe. Mỗi lần, anh ấy bay về nước thăm nhà hoặc cùng bạn bè đi du lịch thì chẳng bao giờ rủ tôi đi cùng. Anh ấy bảo tôi đi sẽ làm vướng chân anh ấy. Tôi biết Toni cố tình nói thế để dễ dàng quan hệ với những cô gái khác mà không sợ bị tôi phát hiện. Biết chồng trăng hoa với các cô gái khác nhưng tôi vẫn phải im lặng, cam chịu. Điều khiến tôi khổ tâm nhất là quan hệ vợ chồng. Mỗi lần anh ấy đòi hỏi đều khiến tôi kinh hãi. Toni có ham muốn tình dục quá cao nên mỗi lúc ân ái đều khiến tôi kiệt sức. Ngày nào, anh ta cũng bắt tôi chiều chuộng và xem tôi như một nô lệ tình dục chứ không phải là một người vợ.Tính cho đến thời điểm này, cuộc hôn nhân của chúng tôi đã kéo dài 8 tháng mà với tôi tưởng như nó đã kéo dài 8 năm. Làm một người vợ nhưng nhìn lại tôi chẳng có gì. Tiền của, nhà cửa, tình yêu, con cái.... đối với tôi chỉ là một số không tròn trĩnh. Thậm chí, một ước mơ, mong muốn cũng không dám nghĩ đến vì như anh ấy bảo sống ngày nào biết ngày đó, không tính trước được tương lai. 
Tôi thấy vô cùng chán nản và nhận ra rằng sai lầm lớn nhất của cuộc đời mình là gắn bó cả đời với một người chồng Tây, khác màu da , khác dòng máu, khác về tất cả mọi cái. Đàn ông Việt tuy ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi nhưng suy cho cùng họ vẫn là người Việt, vẫn dễ dàng thấu hiểu đồng cảm với nhau hơn. Đừng dại dột đặt niềm tin mù quáng vào chồng Tây để rồi phải chịu bao thiệt thòi, đau khổ giống như tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung