Đạo Trị Quốc
Lương thực trong kho chứa đầy, người ta sẽ biết chú trọng lễ tiết; cái ăn cái mặc đầy đủ, người ta sẽ biết thế nào là quang vinh, thế nào là sỉ nhục. Vua ăn mặc, sử dụng xa giá có chế độ nhất định, thì quan hệ giữa vua tôi mới bền vững. Bốn chuẩn mực lễ, nghĩa, liêm, sỉ không được thiết lập, thì quốc gia sẽ diệt vong. Pháp lệnh của chính phủ giống như nước chảy trên đất bằng, đâu đâu cũng thuận theo tâm nguyện của dân (nghĩa là pháp lệnh phải dễ chấp hành) - Quảng Trọng
Quản Trọng được trọng dụng, quản lí triều chính ở nước Tề, giúp Tề Hoàn Công lập nghiệp bá vương. Tề Hoàn Công chín lần triệu tập các nước chư hầu liên kết đồng minh, khiến thiên hạ đi đến ổn định, đều là nhờ mưu lược của Quản Trọng.
Quản Trọng làm thừa tướng ở nước Tề, dựa vào mảnh đất nhỏ bé ở bờ biển này, phát triển buôn bán tích luỹ tiền của, gây dựng nước giầu binh mạnh. Sách lược mà Quản Trọng định ra có thể phản ánh khuynh hướng yêu ghét của dân chúng.
Quản Trọng xử lí chính sự, giỏi tuỳ cơ ứng biến, biến họa thành phúc, chuyển bại thành thắng. Ông rất giỏi cân nhắc mức độ khinh trọng của sự việc, suy tính lợi ích của quốc gia một cách lợi hại.
Mấu chốt căn bản của việc trị quốc là được lòng dân. Đạo trị quốc được chia làm 3 đạo thực hành: Nhân đạo, Vương đạo, Bá đạo
- Nhân đạo: lấy nhân nghĩa để thu phục nhân tâm, được lòng dân là điều căn bản để trị quốc. Dân đồng tình thì trị được quốc, dân bất mãn ắt bị mất nước.
- Vương đạo: lấy danh lợi để thu phục người tài. Phải làm cho người có tài hài lòng và thỏa mãn danh lợi tương xứng thì họ sẽ là những cánh tay đắc lực trong việc trị quốc.
- Bá đạo: lấy bạo lực để trấn áp kẻ thù, kẻ thù nhận thấy sức mạnh của chúng ta sẽ không dám xâm phạm. Tuy nhiên, Bá đạo là đạo cuối cùng để trị quốc, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng sẽ mất đi Nhân đạo hoặc Vương đạo sẽ trở thành vô tác dụng, thậm chí còn là nguyên nhân tiềm ẩn của việc mất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung