Quản lý thông tin "lấy phiếu tín nhiệm"
Trong bức thư gửi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý về việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục
Chủ tịch Quốc hội đề nghị quán triệt sâu sắc, đầy đủ để từng đại biểu Hội đồng nhân dân nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tự, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và Hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bảo đảm để đại biểu nhận thức sâu sắc trách nhiệm thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm đối với các vị được Hội đồng nhân dân bầu một cách thật dân chủ, khách quan, thận trọng, công tâm và chính xác;
Thứ hai, hướng dẫn, yêu cầu các vị được lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị báo cáo về kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phẩm chất, đạo đức, lối sống để gửi đến từng đại biểu Hội đồng nhân dân kịp thời; đồng thời trả lời đầy đủ, nghiêm túc các vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân nêu ra;
Thứ ba, tổ chức để Hội đồng nhân dân thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện các báo cáo của Ủy ban nhân dân và các cơ quan hữu quan về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp.
Đồng thời, tổ chức để Hội đồng nhân dân thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và kết quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân trước khi lấy phiếu tín nhiệm;
Thứ tư, việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục các bước tiến hành tại hội nghị toàn thể cũng như tại buổi họp tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm để các đại biểu Hội đồng nhân dân có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ thận trọng trước khi ghi phiếu đánh giá tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
Quản lý chặt chẽ thông tin liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm; ngăn ngừa việc phát tán thông tin không đúng quy định, có thể tác động trực tiếp đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Ban kiểm phiếu phải làm việc công tâm, chính xác, có trách nhiệm; kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai, đầy đủ, chính xác, kịp thời để công luận, cử tri và nhân dân địa phương theo dõi, giám sát.
Cuối thư, Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc lấy phiếu tín nhiệm là rất hệ trọng và có ý nghĩa trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới hoạt động của các cơ quan dân cử; được nhân dân mong đợi, tin tưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung