Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Cấm người dùng facebook chia sẽ thông tin?

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố chiều 31-7-2013 tại Hà Nội với nhiều đổi mới so với Nghị định số 97 ban hành năm 2008.

Nghị định 72, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15-7-2013 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2013, định nghĩa:

Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.  
Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. 
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: 
Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước.
Hiện nay, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang... mà chủ nhân của những trang đó thu thập từ báo chí để thu hút cộng đồng. 
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung:
Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. 
Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. 
Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. 
Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật.
Một nội dung khác cũng đặc biệt được quan tâm là quản lý thông tin xuyên biên giới, Nghị định nêu rõ:
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi được hỏi về những hình thức xử phạt cụ thể với các trường hợp vi phạm, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay 
Hiện Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông - CNTT và lĩnh vực Báo chí - Xuất bản và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian gần đây.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: 
Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet đang được soạn thảo và sẽ trình Chính phủ thời gian tới.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh: 
Internet là phát minh lớn của loài người, nhưng thách thức là những kẻ xấu lợi dụng thành tựu công nghệ  để vi phạm pháp luật. 
Trong điều kiện trên lãnh thổ từng nước thì dễ quản lý, nhưng xuyên biên giới lại là thách thức lớn. 
Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đăng trên cổng thông tin để công khai minh bạch, cũng như tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tham khảo quy định của các quốc gia khác trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới.
Nhận định về những trang web mạo danh các lãnh đạo Đảng, nhà nước, những người nổi tiếng, Thứ trưởng cho hay:
Internet là một xã hội thu nhỏ, có người tốt, người xấu, có thông tin tốt, có thông tin không chính xác, lừa đảo. 
Việc xử lý nội dung thông tin độc hại cũng sẽ được áp dụng như trong cuộc đời thực. 
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành, cơ quan báo chí cũng phải vào cuộc, đấu tranh chống lại luận điệu sai trái chứ chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Chiều ngày 31/7/2013, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Nghị định 72/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 72) về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet. Báo chí trong nước đã có nhiều bài viết về các vấn đề được đề cập đến trong Nghị định 72 trong đó có vấn đề về quản lý các trang thông tin điện tử cá nhân. Nhiều người đã hiểu không chính xác nội dung của Nghị định, dẫn đến những bức xúc khi cho rằng: Nghị định cấm các cá nhân (chủ sở hữu trang thông tin điện tử cá nhân) chia sẻ và tổng hợp tin tức.
Vậy thực tế, người sử dụng mạng xã hội (đặc biệt là người sử dụng mạng xã hội Facebook) có được chia sẻ tin tức không? 
Câu trả lời là: Có và Luật pháp VN chưa và sẽ không bao giờ ngăn cấm việc làm đó. Sự bức xúc của dư luận xuất phát từ cách hiểu sai nội dung Nghị định 72.
Trong Điều 20 (Phân loại trang thông tin điện tử), Mục I (Chương III: Quản lý, Cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng), Nghị định 72 nêu khái niệm: 
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. 
Có thể thấy, đây chỉ là điều khoản mà Bộ TT&TT sử dụng để phân loại (phân biệt) các loại hình trang thông tin điện tử.
Một số người sẽ thắc mắc về cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” và cho rằng đó là sự cấm đoán, thì tại mục 19, Điều 3 (Giải thích từ ngữ), Nghị định 72 đã nói như sau:
Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin về 1 hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...
Nhà báo Nguyễn Vạn Phú (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) cho rằng:
Cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” xuất hiện trong Nghị định 72, không chỉ áp dụng cho trang thông tin điện tử cá nhân mà còn xuất hiện trong các phần nói về “trang thông tin điện tử nội bộ” (tức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), “trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành” (ví dụ của viễn thông, ngân hàng) với nghĩa khá rõ là 3 loại hình trang thông tin điện tử này không được trích dẫn nguyên văn hay đúng hơn là trích lại toàn văn các nguồn tin trên báo chí chính thức.
Cũng theo ý kiến của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: 
Quy định này nhằm chấm dứt tình trạng lấy lại tin bài trên các báo, đăng nguyên văn mà không xin phép, rồi đôi lúc còn sửa đổi nội dung, giật tít mang tính câu khách của nhiều trang mạng. 
Vậy là cho dù có giải thích - lý giải lòng vòng thì cuối cùng kể từ ngày 1-9-2013 trở đi, facebook, twitter, blog ... khi đưa thông tin cho dù là thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật 
 Nguồn 
=> cac trang ca nhan khong duoc tong hop thong tin 
=>  co su hieu nham ve Nghi dinh 72 
=> noi dung nghi dinh 72/2013/NĐ-CP 

2 nhận xét:

  1. cái bọn báo nhà nước làm ba cái chuyện hài vãi ...

    Nội dung nghị định 72/2013/ND-CP chỉ có 1, nghị định này là nền tảng để truy quét những cá nhân đưa tin ... gây bất lợi cho báo nhà nước.

    Nhưng sau khi thấy bị cộng đồng mạng phản ứng thì quay ngược lại giải thích là do hiểu lầm.

    Làm mấy cái trò nhảm nhí !

    Trả lờiXóa
  2. sau những nổ lực ngăn cấm người dân tiếp cận nguồn thông tin đa chiều trên facebook bất thành ... việc cấm các trang cá nhân như facebook, blog ... chia sẽ thông tin tổng hợp nhằm 2 mục đính chính:

    1- có thêm công cụ để buộc tội những cá nhân nào có ý kiến phản đối Nhà Nước ... nghĩa là có hành lang pháp lý để những cá nhân có ý kiến bất đồng "vi phạm pháp luật Việt Nam" ...

    2- ngăn cấm triệt để việc đưa những trang web lưu trữ những thông tin đa chiều ... mà Nhà Nước không muốn người dân biết ...

    => các động thái này cho thấy Nhà Nước có "vấn đề" và đã vô phương trong việc điều hành đất nước ... nên chỉ còn cách "ngăn chặn thông tin đa chiều" ... nhìn sang Triều Tiên chúng ta thấy rất rõ ... Nhà Nước Việt Nam đang giống với họ ...

    Trả lờiXóa

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung