Cảnh sát giao thông, đơn vị được giao nhiệm vụ bắt lỗi vi phạm giao thông nhằm gia tăng ngân sách của Chính Phủ.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng trong nhiều năm qua thì nguồn thu từ “xử phạt người điều khiển giao thông” đã trở thành nguồn thu quan trọng của Nhà Nước.
Khi ra quân, mỗi cảnh sát đều được rèn luyện kỹ năng bắt lỗi và tinh thần bắt lỗi thật điêu luyện để người dân khi bị tuýt còi thì phải ra lỗi.
Điển hình như đoạn dốc gần 40 độ Lê Minh Sanh – Lộc Sơn – Bảo Lộc – Lâm Đồng(ngay bến xe Đức Long)
Với đoạn dốc dài hơn 1 km và rất dốc như con dốc Lê Minh Sanh thì người dân phải chạy ~ 50 km/giờ mới vượt được dốc hoặc sẽ là "bò lên dốc".
Và khi qua tới đoạn xuống dốc thì tốc độ ở lưng chừng con dốc vào khoảng 50 – 40 km/giờ.
Như vậy, các "chiến binh bắn tốc độ" chỉ cần cạnh trong 3 – 10 giây ở đoạn lưng chừng con dốc xuống hoặc đầu dốc lên là chắc chắn bắn được tốc độ vượt của người dân.
Còn chuyện tốc độ trung bình của người dân là 20 – 30 km/giờ thì không cần quan tâm.
Cái chính là phải bắt ra lỗi để phạt
Các chiến binh tiêu biểu của Cảnh sát giao thông chuyên bắn tốc độ trong khu vực này là Nguyễn Trọng Được (đại úy), Lục Đức Nghĩa (thượng úy) …Vũ khí tối tân của Cảnh sát giao thông để bắn tốc độ – camera
Không chỉ đo tốc độ chạy của xe, loại camera đặc biệt này còn đi kèm các thiết bị kiểm tra biển số để đảm bảo người lái đã đóng đầy đủ tiền bảo hiểm và thuế hay chưa.
Ngoài ra, camera bắn tốc độ mới cũng đo cả khoảng cách giữa các phương tiện giao thông để xác định hiện tượng bám đuôi quá sát và chụp ảnh người ngồi bên trong xem họ có thắt dây an toàn hay không.
Loại “vũ khí” mới trong công nghệ chế tạo camera bắn tốc độ có thể chụp các phương tiện từ khoảng cách 45m.
Đây cũng là loại camera bắn tốc độ đầu tiên có khả năng phát hiện đồng thời các sai phạm khác nhau và kết nối trực tiếp với máy tính tại đồn cảnh sát thông qua vệ tinh.
Nhờ đó, cảnh sát có thể phạt người vi phạm ngay sau khi phát hiện ra lỗi.
Với số vốn đầu tư lên đến 7 triệu Euro, loại camera bắn tốc độ mới là sản phẩm do chương trình An toàn Giao thông Đường bộ và Hỗ trợ người lái (Asset) phát triển.
Hiện nay, camera đang được thử nghiệm tại Phần Lan và dự kiến sẽ bắt đầu ứng dụng trên toàn Châu Âu vào năm 2013 với giá 50.000 bảng Anh.
Cấu tạo của loại thiết bị mới bao gồm một camera 3D hai ống kính dùng để phát hiện xe vi phạm tốc độ ở khoảng cách 45m, một camera nhận diện biển số, một camera hồng ngoại giám sát đường và điều kiện thời tiết cùng một camera 3D chụp ảnh người ngồi trong xe xem họ có thắt dây an toàn hay không.
Với tính năng hiện đại, loại camera bắn tốc độ mới trở thành đề tài bàn luận khá sôi nổi giữa các tổ chức giao thông.
Ông Edmund King, chủ tịch AA, cho biết:
“Hiện tượng bám đuôi còn nguy hiểm hơn cả chạy vượt quá tốc độ, vì vậy tôi nghĩ phần lớn người lái sẽ hưởng ứng nhiệt tình nếu loại camera mới được ứng dụng rỗng rãi. Tất nhiên, với điều kiện đây là một thiết bị an toàn chứ không phải cái máy ‘làm tiền’”.
Trong khi đó, nhóm chiến dịch Speed Cameras Dot Org lại phản đối việc dùng loại camera bắn tốc độ mới để thay thế cho cảnh sát giao thông, người đại diện đã khẳng định rằng:
“Chúng tôi sẽ đón nhận loại thiết bị mới có thể phát hiện đồng thời nhiều sai phạm khác nhau một cách cẩn trọng. Còn phải xem nó hoạt động có chính xác và công bằng hay không nữa”
“Đáng tiếc là loại thiết bị mới không thể phát hiện ra việc người lái không để ý đường và đánh giá nhầm khoảng cách hoặc ý định của các phương tiện khác. Sự điều khiển của cảnh sát giao thông và ý thức của người lái mới là cách để giảm thiểu tai nạn”.
Dự án thử nghiệm của Asset sẽ kéo dài đến tháng 12/2011 với mục tiêu cải thiện an toàn giao thông.Chương trình sẽ chụp ảnh các phương tiện giao thông trên đường và điền chi tiết vào cơ sở dữ liệu trung tâm thông qua hệ thống GPS.
Thiết bị sẽ tự động hủy các hình ảnh sau một tháng trong khi những bức ảnh không có vi phạm giao thông được giữ lại làm bằng chứng.
Ban đầu, camera bắn tốc độ Asset sẽ được đặt trên xe moóc lưu động rồi mới chuyển sang tích hợp vào xe cảnh sát.
“Tất nhiên, làm như thế là để cải thiện an toàn giao thông”.Hiện nay, nước Anh đang sử dụng các loại camera khác nhau để phát hiện sai phạm về tốc độ, tiền thuế và bảo hiểm của người lái. Với Asset, toàn bộ những công việc kể trên sẽ được tích hợp làm một.
Ngoài việc “săn” bắn tốc độ, các chiến binh còn được trang bị thêm các vũ khí phát khác như
- Thay đổi cấu hình xe, khi xe được sử dụng thì phải có sữa chữa, chắc chắn là sẽ phạt được
- Chủ sở hữu xe, xe trong quá trình sử dụng thì người đứng tên sở hữu và người sử dụng khác nhau là chuyện bình thường, chắc chắn là sẽ phạt đượcHãy nhìn vào việc sử dụng mũ bảo hiểm, kiếng chiếu hậu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự … của người dân để đánh giá được Luật giao thông trang bị cho các chiến binh giao thông có đi vào lòng dân hay không?
Nhiệm vụ của các chiến binh giao thông là để phạt người dân hay là giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành Luật ?
CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” dân
Tôi tự hỏi không biết cơ sở lý luận và thực tiễn nào để đưa ra mức phụ cấp 5 triệu đồng/tháng ấy.
Phải chăng CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” người dân nhiều quá nên phải đưa vào “tầm ngắm”?
Có phải CSGT là những người có nhiều điều kiện tham nhũng nhất hay không?
Tôi nghĩ chắc chắn là không phải. Nếu vậy thì biết bao nhiêu người khác, đối tượng khác, họ còn nhũng nhiễu hơn rất nhiều, sao lại chọn CSGT?Một chính sách đưa ra không thể thích thế nào thì làm thế, hứng lên là làm, không thì thôi – GS.TS Bùi Thế Vĩnh cho biết.
Cũng theo ông Vĩnh, người dân sẽ đặt ra câu hỏi:
Xưa nay CSGT vẫn xử phạt vì có lợi ích cá nhân trong đó, giờ có tiền “dưỡng liêm” rồi thì họ chỉ đứng quan sát chỉ dẫn thôi, không phạt tiền nữa?
Họ làm như vậy là để được cái gì?Xét về động cơ của khoản tiền “dưỡng liêm”, GS. TS Bùi Thế Vĩnh cũng có nhiều thắc mắc:
Để CSGT làm đúng phận sự của mình chăng?
Để đừng có nhăm nhăm phạt dân?
Tôi nghi lắm, lo lắm về giải pháp này.
Rồi nguồn tiền trợ cấp này lấy từ đâu?
Chẳng lẽ lại lấy từ tiền thuế của dân?
Vậy lấy từ ngân sách này thì dựa vào văn bản nào để thực hiện?Các địa phương khác nên học hỏi
Thông thường, phụ cấp không vượt quá được lương chính. Việc phụ cấp 5 triệu đồng/tháng thì không thể nói là “phụ” được.
Như vậy, giải pháp của Đà Nẵng về chi tiền dưỡng liêm không thể nhân rộng cho các ngành khác hoặc các địa phương khác được.Hành động trả tiền “dưỡng liêm” có thể coi là “lấy độc trị độc”.
Nếu như có hiện tượng mất đạo đức vì tiền thì tôi sẽ dùng tiền để mua lại đạo đức. Nhưng thực tế thì những ai bị mất đạo đức vì tiền?
Những ai có điều kiện để bán đạo đức lấy tiền?
Và những ai đã từng hoặc có ý định bán đạo đức lấy tiền?
Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này liệu có dễ hay không?Khi chưa thể có câu trả lời thì cũng chưa thể có giải pháp phù hợp được.
5 triệu đồng để điều trị bệnh “chọc ngoáy” vào người đi đường liệu có phải là giải pháp lâu dài?Theo quan điểm của tôi thì đây là giải pháp phi thực tiễn, tùy tiện. Chỉ áp dụng cho một vài gia đình thì được chứ không áp dụng cho toàn xã hội được. Tất nhiên ở góc độ khác thì vẫn có yếu tố cần được khuyến khích.
Dám nói dám làm, dám đánh vào những tiêu cực nhức nhối trong xã hội, dám đưa những vấn đề ưu tiên vào chính sách… thì cũng là yếu tố tốt để các địa phương khác học hỏi – GS. TS Bùi Thế Vĩnh nhấn mạnh.
Theo Nghị định 71 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11/2012 sẽ xử phạt những xe đã qua mua bán nhằm tăng nguồn thu thuế cho Nhà Nước.
Cũng theo đại diện Phòng CSGT, đơn vị đang chỉ đạo CBCS trong quá trình tuần tra, kiểm soát ngoài đường và ở những cơ sở đăng ký, quản lý phương tiện tập trung tăng cường phát hiện, lập biên bản xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cụ thể, ô tô mức phạt từ 6-10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng.Thượng tá Tạ Văn Ký, phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), CATP Hà Nội, cho biết,
hiện CATP đã đăng ký, quản lý 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ, trong đó có trên 459 nghìn ô tô và hơn 4,4 triệu mô-tô, xe máy.
Qua kiểm tra đơn vị đã phát hiện rất nhiều chủ phương tiện mua, bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định; làm thất thu thuế của Nhà nước.Để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Phòng CSGT đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện xong phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu nhằm đóng thuế mua bán xe.
Cũng theo đại diện Phòng CSGT, đơn vị đang chỉ đạo CBCS trong quá trình tuần tra, kiểm soát ngoài đường và ở những cơ sở đăng ký, quản lý phương tiện tập trung tăng cường phát hiện, lập biên bản xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nguồn => http://jimmygroup.wordpress.com/2013/03/24/csgt-tim-loi-de-phat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung