Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Đổi tiền 2013 ?

Vì sao mấy chữ “đổi tiền”, một hoạt động kinh tế về bản chất là bình thường, dù trước một thực trạng kinh tế bất thường, lại nhạy cảm đối với người dân đến mức biến họ trở nên ngây thơ như vậy?
Có nguyên nhân lịch sử của nó.
Sách “kinh tế Việt Nam thăng trầm và đột phá” của tướng Công an Phạm Minh Chính do NXB Chính trị quốc gia ấn hành cho biết 4 chi tiết liên quan đến lần đổi tiền đầu tiên năm 1959: 
Chỉ diễn ra trong 5 ngày, từ 28.2 đến 3.4.1959. 
Mức đổi ngay cho mỗi hộ là 2 triệu đồng tiền đang lưu hành. Trong 5 ngày này “giá cả tăng vọt”. 
Và: Lần đổi tiền này mang ý nghĩa quản lý nhà nước về tiền tệ và phân bố lại tài sản trong dân cư.
Sau này, còn có 2 lần đổi tiền nữa. 
Một vào ngày 3.5.1978 để thống nhất tiền tệ trên toàn quốc sau giải phóng. 
Mệnh giá đổi tiền bấy giờ là 1 đồng tiền mới = 1 đồng tiền cũ ngân hàng miền Bắc= 0,8 đồng tiền ngân hàng cũ miền Nam. 
Và lần đổi tiền 19.4.1985 chủ yếu do áp lực lạm phát, khi đó đã lên tới mức phi mã “3 con số”.
Nhìn lại lịch sử, cần phải nói một cách thành thật và công bằng, lần đổi tiền nào thì người dân luôn chịu phần thiệt thòi. 
Và trong tiềm thức, họ sợ hãi hai chữ “đổi tiền”. 
Đây thực chất cũng là nguyên nhân thâm căn cố đế đã trở thành một phản xạ bản năng, khiến cho việc tích lũy mồ hôi, nếu như không muốn nói là “chôn dấu”, luôn là vàng.
Trên báo Lao động, đại diện NHNN đã chính thức bác bỏ tin đổi tiền, bởi một lẽ rất đáng tin, rằng: 
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông rất cao. 
Thậm chí, để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. 
Huống chi việc đổi tiền phải “Căn cứ vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế-xã hội có phù hợp không? 
Cơ cấu đồng tiền còn hợp lý không; hay bộ tiền có bị làm giả quá nhiều không, khiến người dân mất lòng tin vào đồng tiền ?”
Giờ đây, không quốc gia, chính thể nào cưỡng từ đoạt lý đến mức hết tiền thì in thêm, bất chấp giá trị mua thực tế của đồng tiền.
Cũng không phải muốn đổi tiền là nói đổi.
Nhưng để một nguyên lý tất yếu của kinh tế có thể xua tan những hoài nghi có căn nguyên lịch sử, để những tin vịt “đổi tiền” sẽ chỉ được coi như “tin ngày cá” hoặc nhận được nụ cười khẩy của dân chúng, thì có lẽ những lời lẽ bác bỏ của người có trách nhiệm là chưa đủ.
Một tờ báo, mở một chuyên mục gọi là “Sống sót trong cuộc khủng hoảng”. 
Và lời tâm sự đầu tiên là lời than thở 
3 năm qua, mình đang nghèo bị nghèo 2 lần nghèo. 
Lương giảm, ai cũng thấy rõ điều này. 
Nhưng rổ CPI của gia đình mình thì tăng khủng khiếp. 
Thu nhập giảm 30%, CPI thì tăng vài chục %, làm sao để sống được đây
Có thể, những người công nhân đang “sống sót” bằng việc nhịn bữa sáng, có thể những bà nội trợ, đang tồn tại bằng một cái “Dây chuối 98 ngàn” sẽ không hiểu nhiều về chỉ số lạm phát. 
Nhưng thực tế là lạm phát đang làm đồng tiền mất giá bình quân 2 con số mỗi năm.
Và vì thế, để có được một nụ cười khẩy trước những cái tin đồn thì phải làm sao lạm phát không làm vô nghĩa thêm những đồng tiền phải đổi bằng mồ hôi thêm nữa. 
Hình như không ngẫu nhiên một bãi trông xe nào đó từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng. 
Có thể tưởng tượng được không tờ tiền mệnh giá 500 đồng giờ chỉ có thể mua nổi một quả ớt.


Những tin đồn liên quan đến tiền xuất hiện trong vài năm gần đây phần lớn đều dựa trên một vấn đề có thật xảy ra trước đó. Gần đây nhất, tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi tiền râm ran trên thị trường khi Ban soạn thảo Hiến pháp đưa ra ý kiến đổi tên nước thành Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Còn trước đó, cuối năm 2011, khi lạm phát bắt đầu leo thang, Ngân hàng Nhà nước chính thức phá giá đồng Việt Nam 9,3% bằng cách nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên mức 20.693 đồng, trên thị trường cũng lan truyền thông tin sẽ đổi tiền và phát hành tờ 1 triệu đồng. 
Điểm chung của nhiều tin đồn là đều có xuất phát điểm từ những nguồn không chính thức. 
Tin đồn sẽ đổi tiền khi đổi tên nước ban đầu được một số trang mạng đưa tin, ngay sau đó, lan truyền nhanh tới mức trên thị trường, tỷ giá đôla Mỹ bất ngờ nhảy vọt, bất chấp ngày cuối tuần và đang ở kỳ nghỉ lễ giỗ tổ 10-3-2013. 
Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ở Hà Nội có lúc đã lên tới 21.500 đồng - mức cao đột biến trong nhiều tháng trở lại đây.
Còn trước đó, thông tin sẽ đổi tiền cộng với việc phát hành tờ 1 triệu đồng xuất hiện năm 2011 cũng do một số trang mạng đăng tải, sau đó lan truyền rộng rãi, “đến tai” giới truyền thông và cơ quan hữu quan.
Ngày 22-4-2013, Ngân hàng Nhà nước VN 'bác tin đổi tiền'
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định không có chủ trương đổi tiền và không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay. 
Thời gian qua và hiện nay, giá trị đồng Việt Nam khá ổn định, cơ cấu của bộ tiền đang lưu thông hiện nay vẫn phù hợp 
Ngân hàng Nhà nước đồng thời cũng bác tin đồn sẽ cho in tờ tiền mệnh giá một triệu VND.
Ngày 20-5-2013, Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban (UB) Pháp luật QH, Ủy viên UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi tắt là UB soạn thảo), Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho biết:
Các ý kiến góp ý của mọi tầng lớp nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được UB soạn thảo tổng hợp và báo cáo giải trình để lấy ý kiến QH.
Giữ nguyên tên nước
Về chế độ chính trị, bên cạnh ý kiến tán thành vẫn giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn có ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (như tên gọi của nước ta sau khi giành độc lập năm 1945) .
Theo ý kiến của UB soạn thảo, cả hai tên nước trên đều thể hiện bản chất, chế độ chính trị của nước ta.
Ông Lý báo cáo giải trình trước QH:
Tuy nhiên, giữ nguyên tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đảm bảo tính ổn định, tránh những thế lực lợi dụng xuyên tạc, khẳng định hướng đi chính trị, đồng thời không tạo ra xáo trộn về quốc huy, văn bản hiện nay. 
Tên gọi này cũng đã sử dụng ổn định từ năm 1976 và quen thuộc với nhân dân ta và quốc tế
Vì vậy, UB soạn thảo đề nghị vẫn giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ không trình phương án đổi tên nước.
Đồng thời, UB soạn thảo cũng đề nghị QH giữ Điều 4, Chương 1 (Chế độ chính trị): Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Về kinh tế, tổng hợp nhiều ý kiến, UB soạn thảo, đề nghị lên QH ba phương án để quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phương án 1 khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
Phương án 2 là nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương án 3 là nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, tuyên thệ khi nhậm chức
Trong Điều 70, chương Bảo vệ tổ quốc cũng có thay đổi khi khẳng định: "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế". Như vậy, cụm từ "Tổ quốc" đã được đưa lên đầu, thay cho bản dự thảo trước là "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân,...". 
Về thẩm quyền của Chủ tịch nước, tổng hợp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước có thẩm quyền: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị UB Thường vụ QH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao.
Căn cứ vào nghị quyết của QH, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, cũng như Thẩm phán TAND tối cao, Phó chánh án TAND tối cao, Thẩm phán các tòa án khác, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện KSND tối cao.
Chủ tịch nước quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của QH, công bố quyết định đại xá.
Báo cáo của UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng có ý kiến đề nghị QH về thẩm quyền của Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Theo đó, Chủ tịch nước quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đồng thời, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Báo cáo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng bổ sung, lấy ý kiến QH về quy định việc tuyên thệ khi nhậm chức của Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao.
Trên cơ sở Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, QH sẽ tiếp tục có buổi thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 27.5.
Trong hai ngày 3, 4.6, QH sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính đã từng có thời gian làm ngân hàng ở Mỹ:

Trong nền kinh tế có độ mở ít, thông tin không thông thoáng và đầy đủ, cơ quan chức năng không đưa nhiều tin tức thì việc xuất hiện tin đồn là hiện tượng tất yếu. 
Khi hiểu được đó là những tin đồn vô căn cứ, không có thật, người dân và nhà đầu tư cần phải bình tĩnh để không bị “lợi dụng” bởi những kẻ tung ra các tin đồn này.
Ngay với tin đồn Ngân hàng Nhà nước đổi tiền xuất hiện trong những ngày vừa qua và bị bác bỏ, nghe cũng biết đó chỉ là sự đồn thổi vô căn cứ vì chẳng có lý do gì để đổi tiền ở thời điểm này khi mà tất cả các mệnh giá được sử dụng khá hữu hiệu, giá trị đồng Việt Nam đang ổn định
Từng có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, ông Hiếu bày tỏ:
Thị trường tài chính nước này cũng có những tin đồn, chủ yếu liên quan đến một số kế hoạch, động thái lên xuống của lãi suất. 
Ở những nền kinh tế có độ mở cao hơn, tin đồn chủ yếu xuất hiện với mục đích “làm giá” cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng cũng dễ kiếm chứng hơn do hệ thống thông tin mở không giới hạn. 
Do đó, việc các cơ quan lên tiếng để dập tắt tin đồn sau khi xuất hiện, theo chuyên gia này, là điều cần thiết trước khi nó gây nên hậu quả xấu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung