Chết chóc không còn là điều lạ lẫm đối với Xie Zhengqiang nhưng anh vẫn rùng mình mỗi khi nghĩ về đứa cháu trai 3 tháng tuổi của mình.
Năm 2011, Xie Yuling được các bác sĩ chẩn đoán mắc một căn bệnh tự miễn rất hiếm gặp và được đưa tới điều trị tại bệnh viện Thượng Hải.Ngày định mệnh rồi cũng đến khi Xie Zhengqiang nhận được cuộc gọi từ bệnh viện:
Các bác sĩ đã rất tận tình cứu chữa nhưng sức khỏe của bé không cải thiện.
Cháu đã qua đời.Ngước ánh mắt buồn bã nhìn lên đỉnh tháp một nhà máy giấy cạnh nhà, Xie không giấu nổi vẻ giận dữ:
Chắc chắn nó chết vì ô nhiễm.
Còn nguyên do nào khác hơn?Yanglingang là một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Dương Tử thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đầu những năm 2000, khi chính phủ nước này bắt đầu xây dựng các khu công nghiệp ở đây, cư dân làng Yanglingang không mấy quan tâm.
Dòng sông vẫn rất sạch sẽ, còn cá thì nhiều vô kể.
Thế nhưng, chỉ trong vòng 8 năm, nhà máy giấy Cửu Long và một nhà máy điện khác đã bóp nghẹt Yanglingang bằng những cột khói trắng nghi ngút.
Nhà máy giấy này xả thẳng nước thải xuống sông Dương Tử.
Từ năm 2006, Dương Tử đã bị cảnh báo là “dòng sông chết”, nhưng cho tới nay nó vẫn là nguồn cung cấp nước chính cho dân làng Yanglingang.Trước khi uống người dân thường lọc nước bằng phèn.
Nhưng ngay cả những mẻ nước được xử lý kỹ lưỡng nhất vẫn không hết dư vị hóa chất.
Tổ chức môi trường Greenpeace ước tính cứ 7 người Trung Quốc thì có 1 người uống nước bị ô nhiễm nặng bởi các hóa chất độc hại.
Thế nhưng, mỗi tuần 3 lần, anh Xie đều phải đến đây lấy nước.
Xie nói:
“Ai cũng mắc một dạng bệnh nào đó”,
Mẹ anh nằm liệt giường vì viêm phế quản.
Liu Shudong, hàng xóm của anh chết vì ung thư thực quản.
Một người hàng xóm khác tên là Wang Jinlan cũng qua đời vì ung thư vú năm 2010.
Năm ngoái, ung thư dạ dày đã cướp đi sinh mạng của vợ bạn anh khi mới ở tuổi 30.Yanglingang chỉ có vài trăm hộ sinh sống nhưng kể từ 2003 ít nhất 11 người đã chết vì ung thư.
Các cư dân Yanglingang xem nơi ở của họ là một trong rất nhiều “làng ung thư” đang mọc lên tại Trung Quốc.Đó là những cộng đồng nhỏ nằm gần các nhà máy nơi có tỷ lệ ung thư vượt xa mức trung bình của cả nước.
Cách Yanglingang khoảng 225 km về phía Nam, làng Wuli thuộc ngoại ô thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang cũng đã bị bao trùm bởi ô nhiễm kể từ khi khu công nghiệp hóa chất Nanyang bên cạnh bắt đầu vận hành năm 1992.
Lềnh phềnh trên những dòng nước ở đây là những vệt màu đen và bột xà phòng trắng xóa.
Rất nhiều người ở làng bị bệnh ung thư.
Từ năm 1992 đến 2004, 60 cư dân của làng đã chết vì ung thư.
Chỉ riêng năm ngoái - 2012, căn bệnh này đã giết chết 6 người”, Wei Dongying, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng và cũng chính là dân gốc làng Wuli cho biết.Tỷ lệ chết vì ung thư ở Trung Quốc đã tăng tới 80% trong vòng 30 năm qua, khiến đây trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu tại đất nước đông dân nhất thế giới. Ở các thành phố lớn, không khí nhiễm độc là thủ phạm chính nhưng ở nông thôn đó chính là nước. Theo các báo cáo của chính phủ, hơn 70% sông, hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm, trong đó khoảng một nửa có nước ở Mức V –mức theo quy định con người không được tiếp xúc.
Theo tính toán của giới truyền thông, nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Trung Quốc, nước này có khoảng 459 làng ung thư, trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước.
“Chết thế vẫn chưa phải quá nhiều”Tháng 2/2013, Bộ Môi trường Trung Quốc công bố một báo cáo, trong đó lần đầu tiên đã chính thức thừa nhận sự tồn tại của các “làng ung thư” và đưa ra quyết tâm xử lý nguồn nước ô nhiễm.
Động thái này được các nhà hoạt động về môi trường hoan nghênh, coi như bước đi cần thiết tiến tới sự minh bạch.
Thế nhưng, tiết lộ từ những ngôi làng ung thư ở hai tỉnh An Huy và Chiết Giang cho thấy rất nhiều quan chức trung ương cũng như địa phương tiếp tục cách hành xử cũ: phủ nhận, hăm dọa và im lặng.Wu Yixiu, nhà vận động chống nhiễm độc môi trường thuộc tổ chức Greenpeace Đông Á nói rằng khi bà phản ánh vấn đề ô nhiễm ở khu công nghiệp Nanyang lên giới chức môi trường quốc gia, chính quyền địa phương hứa sẽ đóng cửa các nhà máy ô nhiễm trong vòng 3 năm.
Thế nhưng, nó vẫn tiếp tục hoạt động mà không gặp phải bất cứ cản trở nào. Nhiều nhà nghiên cứu do chính phủ tài trợ đã tới khảo sát tại Wuli nhưng hầu hết dường như đều muốn chứng tỏ các cáo buộc của Wei là sai.
Wei kể lại:
Họ nói rằng số người chết thế vẫn chưa phải quá nhiều”,
“Tôi nói rằng, hãy đợi đến khi nào có ai đó trong gia đình các ông bị ung thư, lúc đó hãy nói với tôi là nó không quá nhiều”.Mỗi tháng lại có thêm những ca ung thư mới xuất hiện, mỗi trường hợp lại như một lời cảnh tỉnh đau xót về cái giá quá đắt phải đánh đổi bằng tính mạng cho 3 thập kỷ tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung