Để đưa ra đánh giá nói trên, các chuyên gia phân tích tại Global Firepower đã dựa vào 40 tiêu chí khác nhau của một quốc gia, bao gồm số lượng chiến đấu cơ, số lượng binh lính và lực lượng lao động... để cho ra Chỉ số sức mạnh (Power Index).Trong đó, lực lượng lao động thể hiện trực tiếp năng suất của các ngành quốc phòng trong thời chiến, bao gồm năng suất sản xuất đạn dược, bom, quân trang, thuốc men...
Thông thường, các quốc gia có dân số càng đông thì sẽ có lực lượng lao động càng mạnh, chẳng hạn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, cũng với cách tính toán của Global Firepower, nếu một quốc gia có năng lực vũ khí cao (lợi thế) cũng kéo theo mức tiêu thụ tài nguyên, như dầu mỏ, cũng cao theo (bất lợi).Vì vậy, theo Global Firepower, quốc gia nào có Power Index càng thấp thì sức mạnh quân sự của quốc gia đó càng cao.
Tuy nhiên, năng lực hạt nhân không được tính kèm vào trong chỉ số này vì như vậy sẽ làm phá sản mục đích của việc so sánh sức mạnh quân sự giữa các nước, Global Firepower cho hay.
Sau đây là 10 quân đội hùng mạnh nhất thế giới, theo cách tính của Global Firepower:
1. Mỹ
Một binh sĩ Mỹ tại Afghanistan ngồi bình thản sau khi kích hoạt một trái mìn điều khiển từ xa
Chỉ số sức mạnh: 0,2475Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 689,6 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 1,5 triệu lính
Lực lượng lao động: 153,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 15.293
Tổng số tàu chiến: 290
2. Nga
Xe tăng T-90 của Nga
Chỉ số sức mạnh: 0,2618Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 64 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 1,2 triệu lính
Lực lượng lao động: 75,3 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 4.498
Tổng số tàu chiến: 224
3. Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Chỉ số sức mạnh: 0,3351Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 129,3 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 2,3 triệu lính
Lực lượng lao động: 795,5 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 5.048
Tổng số tàu chiến: 972
4. Ấn Độ
Tên lửa liên lục địa Agni-V của Ấn Độ
Chỉ số sức mạnh: 0,4346Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 44,3 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 1,33 triệu lính
Lực lượng lao động: 487,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 1.962
Tổng số tàu chiến: 170
5. Anh
Máy bay chiến đấu Tornado của Không quân Hoàng Gia Anh
Chỉ số sức mạnh: 0,5185Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 57,9 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 224.500 lính
Lực lượng lao động: 31,7 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 1.412
Tổng số tàu chiến: 77
6. Pháp
Chiến đấu cơ Mirage 2000 D của Pháp
Chỉ số sức mạnh: 0,6163Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 58,2 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 362.485 lính
Lực lượng lao động: 29,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 544
Tổng số tàu chiến: 180
7. Đức
Xe tăng Leopard 2 của Đức
Chỉ số sức mạnh: 0,6491Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 43,5 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 148.996 lính
Lực lượng lao động: 43,6 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 925
Tổng số tàu chiến: 67
8. Hàn Quốc
Lính Hàn Quốc tập luyện dưới tiết trời mùa đông giá rét
Chỉ số sức mạnh: 0,6547Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 28,3 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 653.000 lính
Lực lượng lao động: 25 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 871
Tổng số tàu chiến: 190
9. Ý
Tàu ngầm Scire của Hải quân Ý
Chỉ số sức mạnh: 0,6838Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 31,9 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 293.202 lính
Lực lượng lao động: 25 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 770
Tổng số tàu chiến: 179
10. Brazil
Xe bọc thép của quân đội Brazil
Chỉ số sức mạnh: 0,6912Ngân sách quốc phòng (năm 2012): 31,6 tỉ USD
Số lượng binh sĩ tại ngũ: 371.199 lính
Lực lượng lao động: 104,7 triệu người
Tổng số chiến đấu cơ: 822
Tổng số tàu chiến: 106
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung