- Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:
Các quy định của ngân hàng khi cho vay vẫn cần phải được đảm bảo, dù đó là vay thường hay vay theo gói hỗ trợ.
Vì thế, để vay tiền trong gói 30.000 tỉ, ngoài đáp ứng các điều kiện, cũng cần đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm để có thể đảm bảo việc thu hồi vốn của các ngân hàng.
Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn triển khai gói 30.000 tỉ cũng đã nói rõ, tùy thân nhân và tín nhiệm, nghề nghiệp của người vay mà ngân hàng quyết định cần hay không cần tài sản thế chấp.
Hơn nữa, đã có quy định dùng chính căn nhà đã mua làm tài sản bảo đảm, nên sẽ “dễ” hơn.* Tối đa 21.000 tỉ trong số 30.000 tỉ sẽ đến tay người có nhu cầu mua nhà, nhưng không ít ý kiến vẫn băn khoăn, thu nhập dưới 9 triệu đồng thì không thể mua được vì mức trả gốc và lãi đã lên tới 4 triệu đồng, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Nhà nước nghĩ người dân chỉ trông vào lương thì không mua được nhà, nên mới đưa ra gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân vay vốn.
Hiện nay, theo quy định, người có thu nhập dưới 9 triệu đồng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là người thu nhập thấp.
Một người thu nhập 9 triệu đồng thì không thể mua được nhà, nhưng nếu gia đình có 2 người đi làm, tổng thu nhập mỗi tháng 15-18 triệu đồng hoàn toàn có thể mua nhà.
Đã có tính toán rằng, với mức thu nhập này, người ta dành ra 30%, tương đương 6 triệu để trả lãi, gốc hàng tháng sẽ mua được nhà.* Thời hạn vay 10 năm có thể hiểu như thế nào cho linh hoạt, thưa Thứ trưởng?
10 năm không có nghĩa là bắt buộc người dân phải vay trong 10 năm.
Có những người có khả năng chi trả, tình hình tài chính tốt thì chỉ cần 5 năm đã trả xong cả gốc và lãi.
Nhưng những người khó khăn hơn thì 10 năm mới phải trả hết, như vậy là linh hoạt.
Nếu khả năng trả nợ ngắn hơn 10 năm, có năng lực, ngân hàng sẽ cho vay ngắn hạn.* Có người cho rằng, đã cho vay ưu đãi thì ngân hàng không nên hưởng khoản chênh lệch lãi suất 1,5% trong gói hỗ trợ 30.000 tỉ. Ông nghĩ sao?
Mức 1,5% tôi cho là hợp lý. Vì hiện nay, lãi suất huy động khoảng 7%/năm, nhưng cho vay ra 13%, chênh lệch đã là 6%.
Thông thường, mức chênh ổn định phải là 3% cho các hoạt động như nuôi bộ máy, trả lương nhân viên, in ấn, theo dõi, quản lý thu hồi nợ…
Cho người dân vay với khối lượng lớn, chi phí quản lý cũng sẽ lớn hơn, họ phải thẩm định và theo dõi.
Chi phí 1,5% thực tế là thấp so với chênh lệch thương mại, ngân hàng hoạt động cả bộ máy, nên không thể làm không công.
* Ngoài lãi suất, tài sản bảo đảm và hồ sơ điều kiện, người dân có nhu cầu vay vốn còn lo ngại vấn đề giá chênh khi mua nhà thu nhập thấp, quan điểm của Thứ trưởng?
Chuyện giá chênh 50-100 triệu đồng/căn khi người dân mua nhà ở thương mại giá 11 triệu đồng/m2 là do quá nhiều người thích “lao” vào. Còn thực chất, nhà 11 triệu đồng hiện nay không thiếu.
Còn riêng với nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, tôi cho rằng không có chuyện mua bán sang tay qua người nọ, người kia.
Với nhà thương mại diện tích dưới 70 m2 giá dưới 15 triệu đồng/m2 cũng vậy, mua bán phải có hợp đồng, nếu mua lại bắt buộc phải chuyển nhượng hợp đồng.
Nhà đang thừa, nên tôi nghĩ không có hiện tượng mua quá chênh lệch.Sau phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, , nhiều người lao động thể hiện sự hụt hẫng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng đa số độc giả đều nghĩ rằng điều kiện cần để mua nhà, ví dụ 2 vợ chồng phải có thu nhập 18 triệu đồng/tháng (tức mỗi người 9 triệu đồng) là quá cao.
Điều bất ngờ nhất là trong số những độc giả comment, nhiều người tự nhận là có bằng đại học, hiện đang làm ở những ngành có tiếng như hàng không, nhân sự, kỹ sư, kế toán trưởng...
Thế nhưng tất cả đều không để đạt được mức tiêu chuẩn đặt ra.
Độc giả Phan Van Phuong:
Tôi ở Đà Nẵng, hai vợ chồng đều làm trong khu công nghiệp. Vợ có thâm niên 10 năm làm chuyên viên nhân sự của công ty nước ngoài. Tôi có thâm niên hơn 10 năm công tác, là trưởng ca một công ty liên doanh nước ngoài, nhưng tổng thu nhập hai người chỉ 12,5 triệuĐộc giả Tran Tien Hiep cho biết:
Hiện tôi đang là chuyên viên chính, lương 4,5 triệu, vợ tôi 5 triệu còn không đủ lo cho con cái, chi tiêu thì làm gì có đủ tiền mà mua nhà.
Ở Đà Nẵng nếu hai vợ chồng có thu nhập 18 triệu thì không gọi là thấp nữa mà thuộc loại cao.
Lương tối thiểu các vùng miền khác nhau thì cũng nên đưa ra mức ưu đãi khác nhau cho mỗi vùng miền, như vậy những người có thu nhập như vợ chồng tôi mới có cơ hội tiếp cận vốn vay".
Độc giả Phan Le thì buồn rầu:
Vậy thì giáo viên không bao giờ dám mơ đến mua nhà, và như vậy giáo viên thuộc diện "thu nhập quá thấp.
Cả hai vợ chồng tôi dạy 13 năm, tổng lương tròm trèm 8 triệu, ăn chưa đủ lấy gì mơ vay mua nhà? ".Một độc giả có nickname Beckham0907 cho biết:
2 vợ chồng tôi làm nhân viên trong một sân bay lớn ở TP HCM, tổng thu nhập cả 2 vợ chồng cũng chỉ hơn 13 triệu.
Mang tiếng dân làm sân bay mà chả biết bao giờ mua được nhà thu nhập thấp
Độc giả Phan Hoàng tâm sự:
Tôi làm ở một công ty truyền thông lớn tại Việt Nam, lương bình quân 16 triệu một tháng, mà làm 4 năm rồi cũng chưa để được đến 300 triệu thì biết đến bao giờ mới đủ để mua nhà?".
Không chỉ các ngành nghề ngoài công ty nhà nước, mà
chính bản thân những công nhân viên chức cũng không thể đạt được mức
lương dù làm lâu năm. Đó là trường hợp của độc giả Phan Ngoc Minh Ho:
Vợ chồng tôi là công nhân viên chức đã công tác có thâm niên 10 năm rồi, nhưng cả 2 người đều có hệ số lương 3.0 thì tổng thu nhập hàng tháng khoảng 6 triệu đồng, đến bao giờ tôi mới mua được nhà?
Trong khi ở tỉnh tôi, nhà của khu dân cư thu nhập thấp có giá khoảng 3,5 triệu đồng một m2 mua còn không nổi, thì nói chi đến 12 triệu đồng/m2".
Đa phần những độc giả trên đây đều là những người đã
có công ăn việc làm ổn định, là những người làm việc trí óc vậy mà còn
không thể đạt chuẩn.
Vậy thì những người lao động khác, liệu họ có dám mơ đến một ngôi nhà?
Vậy thì những người lao động khác, liệu họ có dám mơ đến một ngôi nhà?
Độc giả Nguyên Khôi đặt câu hỏi:
Với 18 triệu/tháng thì vợ chồng tôi sẽ tiết kiệm được 10 triệu/tháng, cả năm + thưởng sẽ được khoảng 150 triệu x 2 năm = 300 triệu.
Nếu cần tôi sẽ vay người thân khoảng hơn 200 triệu nữa thì sẽ có nhà ở ngon lành, không mắc công phải đi vay ngân hàng.
Còn các bạn thì sao?
Xin thống kê thử xem cả nước Việt Nam có được bao nhiêu cặp vợ chồng có thu nhập 18 triệu/tháng?Nếu có thu nhập 18 triệu tháng thì cần gì vay mua nhà ở xã hội, chung cư thu nhập thấp cho mệt cái thân?
Với 18 triệu/tháng thì vợ chồng tôi sẽ tiết kiệm được 10 triệu/tháng, cả năm + thưởng sẽ được khoảng 150 triệu x 2 năm = 300 triệu.
Nếu cần tôi sẽ vay người thân khoảng hơn 200 triệu nữa thì sẽ có nhà ở ngon lành, không mắc công phải đi vay ngân hàng.
Còn các bạn thì sao?
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng vừa có thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.
Khoảng 30.000 tỷ đồng sẽ được "bơm" ra hỗ trợ người dân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại với lãi suất ưu đãi 6%...
Đây là điều mà người dân, đặc biệt với những người làm công ăn lương có thu nhập thấp, đang mong mỏi, kỳ vọng.
Nhưng thực tế cho thấy, tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này là rất khó bởi những điều kiện quá ngặt nghèo.
Đang lo âu vì còn phải nộp
hơn 400 triệu đồng để mua căn hộ tại No12-2 Dự án nhà thu nhập thấp Sài
Đồng, anh Tuấn Anh, (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vui mừng khi nghe thông
tin Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng vừa ký thông tư hướng dẫn thực
hiện chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.
Anh Tuấn Anh đã nhẩm tính, nếu vay được tiền mua nhà từ khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi trên trong dài hạn 10 năm thì trung bình mỗi tháng vợ chồng anh sẽ chỉ phải trả nợ cho nhà băng 1,6 triệu đồng tiền gốc và 2 triệu đồng tiền lãi, tức là khoảng 3,6 triệu đồng/tháng. "Món tiền này là phù hợp với hoàn cảnh của cả hai vợ chồng tôi khi đều là những công chức nhà nước"- Anh Tuấn Anh tâm sự.
Anh Tuấn Anh đã nhẩm tính, nếu vay được tiền mua nhà từ khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi trên trong dài hạn 10 năm thì trung bình mỗi tháng vợ chồng anh sẽ chỉ phải trả nợ cho nhà băng 1,6 triệu đồng tiền gốc và 2 triệu đồng tiền lãi, tức là khoảng 3,6 triệu đồng/tháng. "Món tiền này là phù hợp với hoàn cảnh của cả hai vợ chồng tôi khi đều là những công chức nhà nước"- Anh Tuấn Anh tâm sự.
Nhưng
khi xem kỹ thông tư, anh Tuấn Anh mới té ngửa, mình không thuộc diện
được vay.
Bởi, đối tượng được phép vay vốn là những người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2 được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Xây dựng.
Trong khi đó, căn hộ của anh Tuấn Anh mua lại có diện tích là...73,26m2.Anh Tuấn Anh than thở:
Bạn của tôi mua được một căn hộ có diện tích là 69 m2.
Bây giờ anh ta đang hồ hởi chuẩn bị hồ sơ để đến 1/6 đi vay tiền.
Khi bốc thăm trúng được căn hộ lớn một chút thì tôi cứ vui mừng bảo là do may mắn.
Nào ai nghĩ là cái may mắn đó lại hóa ra khó khăn thế này
Theo
tìm hiểu của phóng viên, đến ngày 1-6-2013 tới đây, Thông tư 11/2013/TT-NHNN
của Ngân hàng Nhà nước sẽ bắt đầu có hiệu lực, thế nhưng đến thời điểm
hiện tại, đa số các ngân hàng trong diện được chỉ định cho vay vẫn đang
trong tình trạng “chưa biết gì” về gói lãi suất 6% nếu khách hàng có
hỏi.
Sáng ngày 21-5-2013, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Láng Hạ, một nhân viên tín dụng cho biết, Hiện chi nhánh này vẫn chưa nhận được thông báo gì về việc triển khai thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở với gói lãi suất 6%.Nữ nhân viên Agribank này còn cho biết thêm, Tính đến thời điểm ngày 21-5-2013, Chi nhánh Láng Hạ thậm chí còn dừng cho vay cá nhân mua nhà vì dư nợ mảng này của Agribank Láng Hạ đã hết. Trước đây, nếu có cho vay mua nhà, ngân hàng cũng chỉ chấp nhận thế chấp bằng bất động sản, còn các động sản không được coi là tài sản thế chấp.
Còn
với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
nhân viên nhà băng này cũng có câu trả lời tương tự về chính sách cho
vay hỗ trợ nhà ở với gói lãi suất 6%. Nhân viên này cho biết rằng, chưa
nhận được thông báo hay văn bản hướng dẫn nào của Ngân hàng Nhà nước
cũng như Vietcombank.
Trong khi đó, Phó giám đốc
Trung tâm thông tin Thương mại và Công nghiệp- Bộ Công Thương, ông Lê
Quốc Phương, cho biết: Muốn đẩy nhanh và phát huy hiệu quả gói tín dụng
30.000 tỷ đồng, 5 ngân hàng thương mại được chỉ định, gồm Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư
Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(Vietinbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long nên sớm bắt tay vào việc cho vay luôn. Hiện, nhu cầu vay
mua nhà là rất lớn, đây cũng là cơ hội để kích thích niềm tin từ phía
người dân.
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên
gia kinh tế khác cũng nhấn mạnh, việc triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ
đồng như thế nào mới là quan trọng. Cơ chế thực hiện phải công khai,
minh bạch, công bằng giữa các nhóm lợi ích thì mới mong gói 30.000 tỷ
đồng này phát huy hết hiệu quả.
|
Dành dụm, vay mượn khắp nơi mới trả trước được một phần trong khoản tiền mua nhà, giờ đây, chị Anh Phương, người do bốc thăm mà được căn hộ có diện tích "to" là 74,6 m2 ở No11A Dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng, lo đến héo người khi nghĩ đến gần 400 triệu đồng còn lại phải thanh toán trong tháng 5 này theo đúng quy định. Hay tin Nhà nước triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, chị khấp khởi hy vọng. Nhưng khi đến hỏi một số ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV)..., chị mới ngậm ngùi thấy có quá nhiều rào cản để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này.
Cùng một dự án, cùng một chủ đầu tư và điều quan trọng nữa là căn hộ đó có được do tự bốc thăm chứ không phải là tự chọn. Nay theo thông tư của Nhà nước, thì tôi lại không vay được. Những người khác về cơ bản cũng như chúng tôi nhưng có diện tích căn hộ dưới quy định vài chục cen-ti-mét lại được vay vốn. Đó quả là điều bất công! - Chị Anh Phương bức xúc nói.
Cùng
tâm trạng... mừng hụt như anh Tuấn Anh, chị Anh Phương, là nhiều người
dân mua được nhà ở xã hội đang ngóng chờ nguồn tín dụng với lãi suất ưu
đãi của Chính phủ. Hầu hết những người này vừa nghe tin người mua nhà
thu nhập thấp được bổ sung vào đối tượng được vay vốn lãi suất 6%/năm,
đã nhờ bạn bè “kiếm” bằng được Thông tư 11 và Thông tư 07 về “nghiên
cứu”. "Quá nhiều khó khăn nếu muốn tiếp cận nguồn vốn này, ngoài việc
diện tích căn hộ phải nhỏ hơn 70 m2, thì Thông tư 11 quy định, chỉ các
hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 7/1/2013 mới thuộc đối tượng
được cho vay, lại là một rào cản khác, vì Hợp đồng mua nhà của tôi lại
được ký trước thời điểm này" - Chị Nguyễn Thái, một người mua nhà thu
nhập thấp ở Đại Mỗ (Từ Liêm- Hà Nội), phàn nàn.
Nhiều người cũng băn khoăn, liệu trong 70% gói tín dụng 30.000 tỷ dành cho vay cá nhân kia, bao nhiêu phần trăm sẽ dành cho vay nhà ở thương mại, bao nhiêu phần trăm cho vay mua nhà thu nhập thấp. “Nếu để chứng minh thu nhập của người vay có đảm bảo khả năng trả nợ hay không thì người mua nhà thu nhập thấp sẽ khó cạnh tranh với người mua nhà ở thương mại. Vì thế, nếu không quy định cụ thể dành bao nhiêu vốn cho người mua nhà thu nhập thấp thì sẽ “làm khó” đối tượng này rất nhiều”- chị Lê Thị Thu Hường, người mua được một căn hộ ở No12-2 Dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng nói.
Chị Hường cũng than thở: Đang mong đợi Nhà nước sẽ miễn tiền thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng mua nhà thu nhập thấp. Nay vừa hay tin Chính phủ với Quốc hội đề xuất giảm 50% thuế VAT nhưng lại chỉ áp dụng cho những hợp đồng ký từ ngày 1/7/2013 đến hết 30/6/2014. Trong khi đó, Hợp đồng mua nhà của chị lại được ký trước thời điểm này nên có khả năng không được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. "Như thế là vô tình làm khó người dân! Chúng tôi mong mỏi Chính phủ, Quốc hội có những điều chỉnh chính sách linh hoạt để người dân không bị thiệt thòi" - Chị Hường mong mỏi
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hân ở TP Đà Nẵng là một người đã tham gia mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Dù đã nộp 50% giá trị căn hộ cho hợp đồng mua bán nhà nhưng chị vẫn chưa hoàn toàn có quyền sở hữu căn hộ của mình. Đơn giản là vì ngân hàng không cho chị vay 50% số tiền còn lại để trả nốt cho chủ đầu tư theo như quy định.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Hân cho biết: “Tôi qua ngân hàng vay một số tiền để trả nhưng theo mức lương của tôi hiện nay trên giấy tờ là 4 triệu. Ngân hàng nói tôi không hội đủ điều kiện để vay. Ít nhất lương phải từ 6 đến 7 triệu đồng. Nếu gọi là mua nhà thu nhập thấp mà đòi hỏi mức lương 6 đến 7 triệu thì không còn là thu nhập thấp nữa. Quy định như vậy thì chúng tôi không có khả năng để mua được nhà”
Thực tế lâu nay cho thấy người có thu nhập thấp khó thụ hưởng được sự hỗ trợ cho dự án nhà ở xã hội. Không vay được tiền từ ngân hàng vì thu nhập thấp, vì làm các nghề tự do nên không chứng minh được nguồn thu nhập trên giấy tờ. Một quy định khác từ nghị định 71 về nhà ở xã hội là trong vòng 10 năm không được cầm cố, thế chấp, mua bán căn hộ nhà ở xã hội. Song, đây lại là điều kiện mà các ngân hàng đưa ra để cho vay mua nhà đối với người thu nhập thấp.
Thế cho nên khi có thông tin về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho chương trình nhà ở xã hội, doanh nghiệp và người dân vẫn cho rằng gói hỗ trợ này khó đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dân nước ta vốn là người có thu nhập thấp.Ông Vũ Văn Hiệp - cư dân chung cư Blue House - Sơn Trà - Đà Nẵng chia sẻ: “Theo tôi, gói vốn 30.000 tỷ cho cả nước không phải là nhiều vì một căn hộ chung cư bây giờ tối thiểu đã là hơn 300 triệu. Mà đối với người có thu nhập thấp, vốn liếng chẳng đáng có bao nhiêu nên các gia đình có lẽ đều muốn vay khoản tiền này. Khi đó, tổng số tiền không phải là nhỏ”.
Ông Đàm Quang Việt - Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Đức Mạnh - Đà Nẵng cho rằng gói hỗ trợ này rất nhỏ so với nhu cầu. Doanh nghiệp được 9.000 tỷ, số còn lại dành cho người dân. Nhưng, để đến tay người dân hay không, theo ông điều đó không dễ dàng. Bởi lẽ, ngân hàng sẽ chọn lựa từng đối tượng. Và ai có thu nhập ổn định, ngân hàng mới cho vay, chứ không phải đối tượng nào cũng được chấp nhận.
Sự dè dặt của doanh nghiệp và người dân về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho chương trình nhà ở xã hội cũng là điều dễ hiểu. Bởi trước đây, những điều kiện ràng buộc từ ngân hàng và quy định của Nhà nước có những điểm chồng chéo đã khiến nhiều người dân có thu nhập thấp không mua được căn hộ. Xem ra, khoảng cách từ văn bản đến thực tế vẫn còn khá xa để người dân thật sự được thụ hưởng những chính sách về an sinh xã hội của nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung