Sáng 12-12-2012, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khai mạc tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào thanh thiếu niên và cho rằng, suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh niên Việt Nam hết thế hệ này đến thế hệ khác, luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Một bộ phận thanh thiếu niên còn có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc...
Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại, trong đó tổ chức Đoàn có phần trách nhiệm lớn
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
Được Đảng và bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, trong hơn 80 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận động thanh niên tham gia các phong trào cách mạng.
Cần đào tạo thanh niên trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, chuyên gia xuất sắc trên các lĩnh vực xã hội, trí thức giỏi về nghiên cứu khoa học, văn nghệ sĩ có tài năng, lao động có tay nghề cao.
Tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn để sản xuất, kinh doanh, đồng thời mở rộng mạng lưới dạy nghề và giới thiệu việc làm
Tổng bí thư cho rằng:
Đoàn hiện nay chưa phát triển đồng đều ở các cấp, chưa phát huy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên.
Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, chất lượng của nhiều đoàn viên chưa cao, việc đoàn kết, tập hợp thanh niên trên một số lĩnh vực chưa hiệu quả.
Lãnh đạo Đảng đề nghị:
Đoàn cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò, vị trí của thanh niên trong thời kỳ mới, coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lớp trẻ; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ; tin tưởng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thanh niên tự tin tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
Chiều cùng ngày, báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ 2007 - 2012, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Thị Hà thẳng thắn thừa nhận những hạn chế của Đoàn.
Tính khả thi của một số chủ trương chưa cao nhưng chưa kịp thời đề xuất được giải pháp khắc phục. Công tác giáo dục vẫn còn thiếu sáng tạo, phát triển tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được đẩy mạnh, công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn còn chưa cao...
Trong chỉ đạo, điều hành, Ban bí thư Trung ương Đoàn có lúc chưa coi trọng tính kế hoạch, thiết thực của từng hoạt động. Một số hoạt động phong trào thanh niên chưa có tính chiều sâu, chưa tạo được sức lan tỏa. Việc nắm bắt dư luận, ý kiến phản ánh của quần chúng và đoàn viên thanh niên về những vấn đề liên quan đến tổ chức Đoàn còn hạn chế do chưa có giải pháp, cách làm hiệu quả
Ban bí thư Trung ương Đoàn cũng thừa nhận, một số Ủy viên Ban chấp hành chưa tận tâm với công việc, thiếu sâu sát cơ sở, chưa thực sự gần gũi đoàn viên thanh niên, ý thức học tập, phấn đấu vươn lên chưa cao.
Tôi là thanh niên trẻ, tôi yêu nước,
yêu quê hương. Nhưng chẳng có "đất" cho tôi thể hiện lòng yêu nước của
mình. Tôi cũng phải làm ở công ty nước ngoài, phần vì đồng lương cao
hơn, phần vì xin vào các cơ quan nhà nước luôn có "chính sách" nhất hậu
duệ - nhì quan hệ - ba tiền tệ... Hỏi xem bộ phận thanh niên làm sao để
thể hiện lòng yêu nước bây giờ?
Xin được chia sẽ với nhận định của bác
Trọng (cháu mạn phép xưng hô bằng ngôn từ thân mật) về nội dung 'Một bộ
phận thanh niên ít quan tâm đến tình hình đất nước'! Điều này đúng và
không những thế, nguy hiển hơn khi một bộ phận lớn này nằm ngay trong
những người có quyền nói, có sức ảnh hưởng lớn, có quyền chọn lựa thanh
niên ưu tú! Thanh thiếu niên là lực lượng luôn được bổ sung, họ không
phải không quan tâm nhưng cái họ thiếu thực sự là không biết tin ai,
nghe ai... Khi mà đang rất nhiều những thanh niên ưu tú thực sự không
được đánh giá đúng năng lực, đang mất dần niềm tin, họ không thể thuyết
phục lớp trẻ.
Trái lại, những "thanh niên ưu tú"
không biết gì để nói thì lại thao thao mà không muốn quan tâm người nghe
đang nghĩ gì! Điều này thấy rõ ở những bài phát biểu hùng hồn bên trên
còn bên dưới thì mạnh ai người đó nói chuyện. Một chuyện cười: Anh thanh
niên tiêu biểu, vị trí cao được mời nói chuyện về ý nghĩa của việc học
cho học sinh. Các em nghe xong vỗ tay vang dội và hừng hực tinh thần thì
một người bạn của anh thanh niên này nói nhỏ ở góc nào đó: "Thằng đó
quậy phá lắm, bằng phổ thông của nó là bổ túc". Hãy xây dựng niền tin
thực sự, đúng đắn ở thanh niên trước khi nói điều gì đó với họ và phải
chứng minh điều đó là đúng! Và hiệu quả là họ tự tuyên truyền cho
nhau... Hiện tượng lan truyền! Xin cám ơn !
Việc giáo dục, về nguyên tắc bắt đầu
khi "tuổi còn thơ". Giáo dục con người nên bắt đầu từ khi còn nhỏ là cực
kỳ quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, thiếu nhi thì bắt chước đàn anh
đàn chị (thanh niên), thanh niên thì học theo người lớn.... vậy mấu chốt
của vấn đề là đi đôi với giáo dục lớp trẻ, người lớn phải là tấm gương
để trẻ noi theo.
"Một bộ phận thanh thiếu niên còn
có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt
lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, sống
thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc... " Đây là một sự thật
dễ thấy, nếu người lớn là tấm gương tốt thì không làm một bộ phận trẻ
mất niềm tin. Một khi họ mất niềm tin thì họ sẽ mất định hướng cuộc
sống, vì người lớn nói một đàng mà làm một nẻo, hỏi sao bắt họ tin cho
được.
Ở trường, thày cô dạy học sinh nên trung thực
nhưng thày cô lại cổ súy cho việc chạy theo hình thức chỉ vì bệnh thành
tích trong thi đua. Vô hình trung hình ảnh người thầy xấu đi trong mắt
học trò. Về đến nhà, phụ huynh muốn con mình thật thà, nhưng bản thân
một số phụ huynh lại nói dối con mình. Ví dụ, một bà mẹ dụ đứa con ăn
xong chủ nhật này mẹ chở đi sở thú.... nhưng lại không làm điều mình đã
hứa...
Còn nhiều lắm những điều tưởng nhỏ nhặt
trong cuộc sống xung quanh chúng ta đã làm nên một bộ phận trở nên vô
tâm, vô tình, ích kỷ, và dối trá.... Những con người như thế làm gì có
lý tưởng. Có chăng lý tưởng của họ là bằng mọi giá để thỏa mãn cái tôi
ích kỷ bản thân mà thôi. Không thể có những con người như thế mà vì xã
hội, vì đất nước được.
Một trong những điểm để biết
một quốc gia có tiến bộ hay không đó là tỷ lệ tham nhũng. Không thể có
công bằng, an sinh, lòng tin khi mà tham nhũng đi sâu vào từng ngõ ngách
cuộc sống. Thậm chí nó bắt đầu từ nơi một đứa bé chào đời, khi bố mẹ
chúng phải đút lót để được hộ lý, bác sỹ quan tâm... rồi khi lớn lên
muốn nó vào học trường tốt, bố mẹ nó lại phải chạy chọt kiếm một chỗ cho
nó học. Lớn lên, khi đi làm bố mẹ lại quà cáp, đi đêm để nó có một chân
công việc nhẹ nhàng mà hái ra tiền. Đi đâu nó cũng thấy phải lót tay để
đạt được ý muốn.
Vì thế trong lòng nó cho rằng
tiền là tất cả, tiền vượt lên trên hết thảy mọi giá trị khác. Và rồi khi
nó có vị trí nào đó khả dĩ có thể ăn hối lộ được nó sãn sàng nhận tiền
bỏ túi và cảm thấy không có gì đáng xấu hổ nữa, thì lúc đó nó bắt đầu
"đào tạo" lại lớp trẻ thông qua cách ứng xử của bản thân.... vòng luẩn
quẩn lại bắt đầu.
Có rất nhiều điều cần phải làm
đặc biệt trong giáo dục, nhưng trừng trị tham nhũng mới là quốc sách tối
cần thiết lúc này. Nó giúp lập lại kỷ cương, giúp lấy lại lòng tin của
mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
Một đất nước mà người dân thờ ơ với
chính trị là dấu hiệu không tốt. Nhưng bác Trọng đưa ra những lời nhận
xét về lớp trẻ như vậy, bác cũng nên đặt ngược lại câu hỏi vì sao họ lại
thờ ơ như vậy. Người ta chỉ thờ ơ với những cái gì mà người ta không
thể làm gì được nữa đành bất lực mà thôi.
Có phải đã đến lúc những "người lớn" nên xem xét lại và đặt câu hỏi "vì đâu nên nỗi", thay vì trách móc "trẻ nhỏ ........."
Chúng cháu không thờ ơ. Chẳng qua là
chúng cháu "bắt buộc phải thờ ơ" để đi tìm những thú vui khác vì chúng
cháu thấy mình "bất lực"....mà không chỉ chúng cháu mà còn "một bộ phận
không nhỏ" những giáo sư, tiến sĩ, trí thức, doanh nhân,cựu chiến
binh,....cũng thấy "bất lực và phải "bắt buộc thờ ơ" trước tình hình đất
nước.
Người lớn cần gương mẫu trước khi muốn
giáo dục thanh niên. Một bộ phận không nhỏ người lớn tham nhũng, sống
thực dụng, không quan tâm đến thực trạng đất nước... Vậy dậy trẻ và
thanh niên điều gì đây ạ?
Tổng bí thư nhận xét rất đúng. Nguyên
nhân một phần do thanh niên, nhưng tôi nghĩ phần lớn là do thanh niên
chúng tôi bị mất niềm tin.
Tôi rất yêu đất nước Việt Nam này và
đặc biệt là TP.HCM nhưng thử hỏi 1 công ty nhà nước có thể dễ dàng bon
chen vào được không, muốn vào đươọc thì phải hối lộ.
Mình chưa bao giờ thờ ơ với tình hình đất nước!
Bác Trọng ơi ! Cháu cũng xin nói bác
một điều như thế này. Tại sao lại có hiện tượng như bác nói. Như bác
biết đấy, thế hệ thanh niên bây giờ họ có tri thức.. có hiểu biết, thế
nhưng vẫn còn đó những điều chướng tai gai mắt mà họ không thể nào ngăn
cản.. Vẫn còn đó tham ô, tham nhũng. Vẫn còn đó những cái gọi là con ông
cháu cha. Vậy thì họ làm sao có thể tin tưởng tuyệt đối ?
Điều này không đúng. Thanh niên rất quan tâm đến đất nước. Nhưng sự quan tâm ấy không được đáp lời.
Ban Minh Quang nói hay quá. Ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây là ảnh hưởng như thế nào? Nó cướp cái gọi là "
văn hóa tốt đẹp " của chúng ta ah?, hay mình tự đánh mất. Đã dở thì
trước tiên hãy trách bản thân, đừng có đổ lỗi cho ai, trong khi chúng ta
phải học họ dài dài.
Bác Trọng kính yêu: Quan tâm hơn nữa
việc giáo dục Đội ngũ cán bộ lãnh đạo,phải học cách "hài lòng với bản
thân, với những gì mình đã có, phải có điểm dừng với ham muốn vật chất"
(Theo cháu, có thể đây là một yếu tố quan trọng làm suy thoái đạo đức,
lối sống.... )
Điều bác Trọng nhận xét là đúng, và
hầu hết trong chúng ta đều có thể thấy điều đó... tiếc là nguyên nhân k
được đề cập nhiều, chúng ta đang sống trong một thế giới có tính cộng
hưởng lớn, lan truyền nhanh, chuyển biến khôn lường. Hàng ngày, hàng
giờ, từng phút... chúng ta phải nghe, nhìn, chứng kiến đủ thứ chuyện
tiêu cực có, tích cực có... tiếc là tiêu cực có vẻ nhiều hơn: từ kinh tế
- việc các cty nhà nước thể hiện sự yếu kém, lãng phí. Văn hóa nghệ
thuật thì nghèo nàn, đâu đâu cũng thấy scandal, thể thao thì khỏi nói đủ
chuyện thị phi, giáo dục thì trì trệ... Tất cả đã lộ rõ, quan trọng là
giải quyết những bức xúc này chưa triệt để, đánh mất lòng tin trong
dân... MÀ THANH NIÊN CŨNG LÀ DÂN MÀ, làm sao tránh khỏi làn sóng chung
đó! mà nói cho cùng nhiệm vụ xây dựng lòng tin, tạo sự đồng thuận xã hội
là việc của Đảng và nhà nước... giống như người đi xem triển lãm tranh!
họ sẽ thể hiện cảm xúc của mình trước 1 bức tranh hoặc không? phần
nhiều bởi cái hồn của bức tranh đó! xin cảm ơn
Vấn đề là lòng tin
Một xã hội mà những giá trị sống của con người bị đảo lộn !
Thời buổi bây giờ một số bộ phận thanh
niên đã quen với cuộc sống sung túc, và ảnh hưởng lối sống phương tây
đã đánh mất đi nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Giáo dục gia
đình là nền tảng có ảnh hưởng rất quan trọng, sau tới nhà trường và xã
hội.
"Đỉnh cao của giáo dục là làm gương"- Thanh niên đạo đức xuống cấp, không quan tâm tới vận mệnh đất nước do ai?
Dieu bac Trong noi hoan toan chinh
xac. Toi cung la mot trong mot so thanh nien tuoi moi lon, trong toi
luon khat khao cong hien va xay dung cho dat nuoc nhung do doi song kinh
te, su du nhap van hoa nuoc ngoai vao da anh huong den phan lon tu
tuong cua khong chi sinh vien ma con o mot so thanh phan lua tuoi khac.
Toi hoat dong trong linh vuc y te va the thao, toi phu trach 1 cau lac
bo the thao tai mot xa thuoc huyen Nhon Trach tinh Dong Nai va toi cung
thuc su thay co quan nha nuoc chua quan tam, chua that su giao duc tu
tuong cho thanh thieu nien tai noi toi dang song, co chang la cac anh
len ngoi nghe toi doc roi ve. Lieu hoi tu tuong cua thanh nien ve Doan
the, ve Yeu nuoc co that su duoc quan tam?
Đưa niềm tin đến với chúng tôi. Các vị
kêu chúng tôi phải yêu nước : tức là cống hiến năng lực trí tuệ củng cố
sự phát triển của đất nước .. nhưng .. phần lớn sinh viên ra trường
đang "lang thang vất vưởng" trong cái luật: kinh nghiệm làm việc? không
con em trong nghề cũng phải có phí lót tay vào cơ quan nhà nước? Thử
hỏi, thanh niên chúng tôi phải yêu nước ntn ạ? Một điều nữa, chúng tôi
ko thờ ơ với chính trị.
Những ý kiến rất hay và tâm huyết, các Bác cần làm nhiều hơn nói nếu không thì khó.
Đất nước hãy lắng nghe thanh niên nói
hơn, trân trọng tài năng và công sức của thanh niên hơn, tôn trọng quyền
được khẳng định bản thân theo hướng tích cực của thanh niên hơn và quan
trọng nhất là chính phủ phải tạo lòng tin và tinh thần dân tộc bằng
hành động và thái độ tích cực ở mỗi thanh niên, lúc đó họ mới cảm thấy
vai trò của mình trong xã hội, trách nhiệm của họ trong cuộc sống và
thật sự tìm thấy chỗ đứng trong lòng đất nước. Đừng du nhập các loại văn
hóa xa rời văn hóa Việt Nam, đừng phô trương hoặc cổ vũ cho những hành
động "hòa tan" văn hóa và chính người lớn và đặc biệt là các quan chức
phải là tấm gương thật sự tốt đẹp trong lòng giới trẻ, lúc đó họ mới
hiểu mình nên phấn đấu vì điều gì, hành động vì ai...
Đừng hình thức mà hãy thực tế hóa các nội dung tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước của thanh niên
Xin chào các bạn. Tôi ít khi đọc một
bài báo nào kĩ mà chỉ đọc lướt qua. Nhưng với bài phát biểu của bác Tổng
Bí Thư tôi đã rõ. Thực trạng xã hội quả là đáng lo ngại. Nếu như được
chất vấn bài phát biểu của bác Trọng thì câu hỏi của tôi là 'Một bộ phận
thanh niên ít quan tâm đến tình hình đất nước' thì cụ thể hơn là tình
hình gì và phải làm thế nào? Câu thứ hai tôi muốn hỏi mới là câu chính
của tôi : " Bác cảm thấy thế nào khi nhận ra một bộ phận thanh niên thế
hệ trẻ lại như vậy "? Riêng tôi thì tôi cảm thấy họ rất đáng thương và
tiếc cho tuổi trẻ của họ.
Thưa Tổng bí thư! Tôi cũng là một đoàn viên
trẻ, tôi cũng đã tin tưởng và yêu quê hương đất nước mình nhưng khi làm
việc trong cơ quan nhà nước tôi không thể chịu nổi cảnh xin cho quan
liêu và bè phái . Thu nhập thì giảm, công việc nhều áp lực phe phái
tăng.
Bác Trọng có nói (Trước thực trạng một bộ phận
thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, giảm sút niềm tin) Vậy Bác có biết điều này bắt nguồn từ đâu
không cho cháu biết với??? cám ơn Bác!
Vậy phải hỏi lại là...tại sao lại như thế...vì giới trẻ đã bị mất niềm tin
Đúng là thanh niên bây giờ rất nhiều bạn không
quan tâm đến tình hình đất nước, chính trị xã hội mà chỉ biết đến thần
tượng âm nhạc, thời trang...
Tôi có một cô cháu gái, đang học đại học năm thứ 4 ở một trường khá danh tiếng ...
Chỉ có "một bộ phận không nhỏ " thanh niên rời xa nhân dân mới không yêu nước.
Hãy cho thế hệ thanh niên một niềm tin, họ sẽ làm được tất cả!
br>Tôi thấy những commen của anh em Thanh
niên phản hồi câu nói của bác Phú Trọng rất hay, tâm huyết ,đa dạng và
đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, không hiểu bác Trọng và các bác Trung ương
có đọc được các ý kiến này không (?); và nếu có, thì các bác có ý kiến
gì để trả lời và định hướng tuổi trẻ thông qua diễn đàn VNexpress không
?. Nếu có thì thật tốt...!
tôi là người làm trong lĩnh vực giải trí,tôi
yêu nước,yêu tổ quốc,thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước,rất
vui khi BÁC TRỌNG đã nhận ra rằng hiện tại một bộ phận thanh niên không
quan tâm đến tình hình đất nước,kính mong các vị lãnh đạo hãy trả lời
câu hỏi này....
không phải tự nhiên mà " thanh thiếu niên có
biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giảm sút niềm
tin, sống thực dụng..." ????. vậy
những điều gì làm cho họ trở nên
như vậy vấn đề này cần xem xét lại những gi trong xã hội đã được hoán
triệt đến mức triệt để chưa hay chỉ nói nói và nói cho qua
thôi..........
tôi xin có một câu không hiểu nghe được ở đâu
nhưng tôi thấy rất đúng : có tiền có được rất nhiều thứ, nhưng khi có
quyền là có tất cả.
- ý ban dungdinh2002 hay quá và các bạn nữa cũng hay tất.
-
mình ko nói vì mình thấy các bạn nói hay rồi, mình có nói nhiều nữa thì
... cũng thế thôi....có thay đổi được gì không mình chưa thấy.
- cảm ơn tất cả!
Thưa chú con rât tâm đắc những gì chú nói.
Nhưng chính con là người sống rất thực dụng vì sao ? Vì hằng ngày con
cũng vất vả kiếm được đồng tiền để lo cho cuộc sống, còn phải đóng thuế
nữa. Nếu con không sống như vậy con không có tiền để lo.
Những cái quan tâm bây giờ là quá thực tế cơm, áo, gạo, tiền. họ
vật
lộn với cuộc sống thực tại.đi nước ngoài kiếm ăn,vào công ty nước ngoài
vắt mồ hôi nước mắt để kiếm tiền,các em còn ghế nhà trường thì cứ cấm
đầu vào học suốt cả ngày,cả tuần thì hỏi làm sau có thời gian mà suy
ngẫm về đất nước?!
Không phải là không quan tâm đến tình hình của đất nước mà chỉ là mất niềm tin thôi
nếu sống trong đất nước mà không yêu nước thì
không phải người. đất nước còn nghèo hi vọng mọi người hãy tin tưởng vào
những người lãnh đạo của đất nước
Thực tế là như thế, đáng buồn. Mỗi người chúng ta yêu nước bằng nhiều cách, mỗi người có cách riêng của mình.
Lí tưởng , niềm tin phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
tôi hoàn toàn nhất chí cao với những tâm sự,
đánh giá, của: quachthihong và các bạn ở trên, đó là nguyên nhân gốc rễ
tạo ra một thế hệ mới
Đó là sự thật. Phải làm sao đây??
Muốn thanh niên quan tâm đến tình hình đất
nước trước tiên phải gắn thanh niên vào Đoàn - vì Đoàn là tiền thân của
Đảng. Sau khi ra trường và đi làm thì phong trào đoàn = 0 vì có ai
trong tổ chức đưa mình vào đoàn đâu - Họ chỉ quan tâm đến ai là Đảng
viên mà thôi.
Phải giáo dục, nhưng phải quản lý chặt. Điển hình khi cử cán bộ xuống tuyên truyền giáo dục
bác dungdinh2002 viết còn hay hơn bài chính. rất thực tế rất chính xác.
đó là do cách giáo dục, tuyên truyền của chúng ta chưa hiệu quả.
Thanh niên Việt Nam 'Một bộ phận thanh niên ít
quan tâm đến tình hình đất nước' chúng ta hỏi chúng ta, vì sao chúng ta
tự trả lời chúng ta. Thanh niên là thế hệ rất quan trọng để khẳng định
vị thế và tương lai dân tộc, họ tiếp thu tiếp cận rất nhanh mọi vấn đề
xã hội - kinh tế - chính trị. 'Một bộ phận thanh niên ít quan tâm đến
tình hình đất nước' theo tôi vì chúng ta chưa thực sự quan tâm đến họ,
vì vậy tất yếu 'Một bộ phận thanh niên ít quan tâm đến tình hình đất
nước'
3Cần cải cách mạnh mẽ để dân tộc ta phát triển như những dân tộc khác
Tôi thích nhất là ý kiến của bạn hey_kc . Chuẩn không cần chỉnh.
Vấn đề Tổng bí thư nêu là rất đúng. Vậy chúng ta nhìn lại xem, tại sao lại dẫn đến điều đó?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung